Lao động trong khu vực KTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 68)

a) Quy mô lao động

Các cơ sở KTTN trên địa bàn huyện Phú Bình đã thu hút lượng lớn lao động vào làm việc, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ năm 2010 tới nay với sự gia tăng cả về số lượng doanh nghiệp và quy mô sản xuất kinh doanh của các cơ sở KTTN ngày càng được mở rộng. Nên số lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế này liên tục tăng. Tốc độ tăng bình quân năm sau so với năm trước đạt 32%/năm.

Trong các cơ sở KTTN, loại hình hộ cá thể thu hút nhiều lao động vào làm việc nhất, chiếm tới trên 70%, số lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp chiếm dưới 30%. DNTN là loại hình có số lượng nhiều thứ 2, song số lao động lại chiếm tỷ lệ thấp nhất với 5,3%.

Tỷ lệ lao động làm việc trong hộ cá thể có xu hướng giảm dần, trong các doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân do hộ cá thể có quy mô nhỏ, hạn chế nhiều mặt nên việc thu hút thêm lao động vào làm việc rất hạn chế.

Bảng 2.9 Số lượng lao động khu vực kinh tế tư nhân qua các năm

ĐVT: Người

Năm

Lao động qua các năm

Tổng số Hộ cá thể DNTN C.ty TNHH C.ty CP Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2010 865 845 97,69 7 0,81 13 1,50 0 0 2014 4.232 3.246 76,70 212 5,01 426 10,07 348 8,2 2015 5.085 3.867 76,05 286 5,62 534 10,50 398 7,8 2016 5.904 4.528 76,69 314 5,32 627 10,62 435 7.3

(Nguồn số liệu: Chi cục thống kê huyện Phú Bình)

Hộ cá thể: Năm 2010 mới chỉ có 845 lao động được thu hút vào làm việc, đến năm 2014 đã có 3.246 lao động, gấp 3,84 lần so với năm 2010; Năm 2016 tăng lên 4.528 lao động, gấp 5,23 lần so với năm 2010, gấp 1,39 lần năm 2014.

đã có 212 lao động, gấp 30 lần so với năm 2010; Năm 2016 tăng lên 314 lao động, gấp 44 lần so với năm 2010, gấp 1,48 lần năm 2014.

Công ty TNHH: Năm 2010 mới chỉ có 13 lao động được thu hút vào làm việc, đến năm 2014 đã có 426 lao động, gấp 32 lần so với năm 2010; Năm 2016 tăng lên 627 lao động, gấp 48 lần so với năm 2010, gấp 1,47 lần năm 2014.

Công ty CP: Năm 2014 có 348 lao động đến năm 2016 tăng lên 435 lao động, gấp 12,5 lần so với năm năm 2014.

Việc phát triển khu vực KTTN đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, qua đó tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tích cực vào chủ trương xoá đói giảm nghèo.

* Số lượng lao động theo ngành nghề:

Nghiên cứu quy mô lao động theo ngành nghề cho thấy lao động trong ngành công nghiệp và Thương mại dịch vụ chiếm số lượng lớn nhất

Tính đến năm 2016, khu vực KTTN thu hút 5.904 lao động thì ngành công nghiệp thu hút 2.823 lao động, chiếm 47,8%; ngành Thương mại, dịch vụ thu hút 2.448 lao động, chiếm 41,46 %

Bảng 2.10 Số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân phân theo các ngành nghề sản xuất kinh doanh.

ĐVT: Người

Diễn giải Năm

2010 2014 2015 2016 Tổng số lao động 865 4.232 5.085 5.904 Công nghiệp 243 1.834 2.186 2.823 Xây dựng 128 316 321 326 Thủy sản 12 12 12 12 Thương mại, dịch vụ 298 1.796 2.268 2.448 Vận tải 64 140 142 144

Giáo dục, đào tạo 0 0 14 14

Các ngành khác 120 134 142 137

Tổng 865 4.232 5.085 5.904

Cùng với sự phát triển tăng lên về số lượng các cơ sở KTTN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thì số lượng lao động làm việc trong hai lĩnh vực này cũng liên tục tăng lên từ năm 2010 đến năm 2016.

Biểu đồ 2.3 Số lượng lao động trong khu vực KTTN theo các ngành nghề sản xuất kinh doanh

Nguồn số liệu: Chi cục thống kê huyện Phú Bình

Xét trong ngành CN: Năm 2010 có 243 lao động, năm 2014 có 1.834 lao động, tăng 7,54 lần so với năm 2010; năm 2016 có 2.823 lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tăng 1,53 lần so với năm 2014, tăng 11 lần so với năm 2010. Giai đoạn 2010-2016, năm sau so với năm trước số lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng bình quân 44,65%/năm.

Xét trong ngành DV: Năm 2010 có 298 lao động, năm 2014 có 1.796 lao động, tăng 6 lần so với năm 2010; năm 2016 có 2.448 lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tăng 1,36 lần so với năm 2014, tăng 8,21 lần so với năm 2010. Giai đoạn 2010-2016, năm sau so với năm trước số lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng bình quân 36,7%/năm.

Vận tải và Xây dựng cũng là 2 ngành tiềm năng, có sự phát triển khá ổn định,

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Công nghiệp

Xây dựng Thủy sản Thương mại, dịch vụ Vận tải Giáo dục, Đào tạo Các ngành khác Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2010

tuy nhiên mức độ thu hút lao động làm việc trong hai ngành này chưa nhiều. Theo xu thế hiện nay trong một vài năm tới công nghiệp và dịch vụ vẫn là hai ngành thu hút nhiều lao động địa phương vào làm việc nhất.

Tạo thêm việc làm không chỉ giải quyết vấn đề xã hội mà còn giải quyết được vấn đề cơ bản của sự phát triển kinh tế địa phương hiện nay. Vì tạo thêm việc làm mới trong các ngành nghề phi nông nghiệp đã tạo cơ hội cho nông nghiệp phát triển, mở rộng được thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm sự công bằng trong phân phối thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

b) Chất lượng lao động:

Chất lượng lao động của khu vực KTTN trên địa bàn huyện Phú Bình từ năm 2010 trở lại đây có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động ngày càng được trẻ hoá và chủ yếu là lao động trong độ tuổi lao động, tập trung vào nhóm tuổi từ 18 đến 45 tuổi đối với lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, và nhóm tuổi từ 25 đến 60 đối với lao động gián tiếp.

* Đối với hộ cá thể: Chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, và tiểu thủ công nghiệp, có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ nên số lượng lao động và trình độ của lao động đều ở mức thấp.

Xét về trình độ của chủ hộ cá thể có trên 85% số chủ hộ có trình độ dừng ở mức tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống. Một bộ phận rất ít chủ hộ và lao động trong hộ có trình độ chuyên môn, số này tập trung ở một số hộ tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến.

Bảng 2.11 Lao động trong Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Phú Bình ĐVT: người

Diễn giải Năm

2010 2014 2015 2016

I- Lao động theo độ tuổi 7 212 286 314

1- Lao động định biên chính thức: 3 75 93 105 - Dưới 25 tuổi 1 11 15 17 - Từ 25 đến 45 tuổi 1 32 33 36 - Từ 46 đến 60 tuổi 1 15 21 25 - Trên 60 tuổi 17 24 27 2- Lao động hợp đồng: 4 137 193 209 - Dưới 25 tuổi 3 45 65 69 - Từ 25 đến 45 tuổi 1 52 75 87 - Từ 46 đến 60 tuổi - 34 47 44 - Trên 60 tuổi - 6 6 9

II- Lao động theo trình độ đào tạo 7 212 286 314

1- Lao động gián tiếp 3 86 112 124

- Đại học, Cao đẳng 2 5 5 7

- Trung học chuyên nghiệp 1 25 31 35

- Sơ cấp, công nhân kỹ thuật, dạy nghề - 6 8 9

- Lao động phổ thông - 50 68 73

2- Lao động trực tiếp 4 126 174 190

- Đại học, Cao đẳng - 3 4 6

- Trung học chuyên nghiệp - 6 7 9

- Sơ cấp, công nhân kỹ thuật, dạy nghề - 8 8 11

- Lao động phổ thông 4 117 163 175

(Nguốn số liệu: Chi cục thống kê huyện Phú Bình)

Trong DNTN lao động định biên chính thức có tuổi đời khá cao, từ 46 tuổi trở lên chiếm tới 49%; Lao động hợp đồng có độ tuổi trẻ hơn, tỷ lệ lao động có độ tuổi dưới 45 chiếm 74%.

Lao động gián tiếp: Lao động có trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ cao, chiếm 58%; Những người có trình độ Đại học, cao đẳng rất thấp, chỉ chiếm khoảng 7%.

Lao động trực tiếp: Chủ yếu là lao động phổ thông, chiếm trên 92%, tỷ lệ lao động trực tiếp có trình độ đại học cao đẳng chỉ chiếm 3%.

Đội ngũ lao động gián tiếp trong đó có bộ phận cán bộ quản lý doanh nghiệp có trên 90% vẫn có trình độ lao động phổ thông. Đây là con số khá lớn, chứng tỏ trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ cán bộ quản lý DNTN vẫn còn ở mức thấp.

* Đối với công ty TNHH:

So với DNTN, công ty TNHH thu hút nhiều lao động vào làm việc hơn và lao động gián tiếp có độ tuổi trẻ hơn.

Lao động chính thức trong công ty TNHH có độ tuổi cao hơn so với DNTN, độ tuổi dưới 45, chỉ chiếm 32% (của DNTN chiếm 51%);

Lao động hợp đồng: có độ tuổi trẻ hơn lao động trong DNTN, tỷ lệ lao động có độ tuổi dưới 45 chiếm tới 95%, trong đó lao động có độ tuổi dưới 25, chiếm 54%. Xét về trình độ đào tạo:

Lao động gián tiếp: Có trình độ qua đào tạo là 41 người, chiếm 31%, lao động phổ thông chiếm 69%. Số lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học nhiều hơn so với DNTN.

Lao động trực tiếp: Đa số là lao động phổ thông, chiếm tới 93%, lao động có trình độ từ sơ cấp trở lên chiếm 7%; Trong đó lao động có trình độ đại học chiếm khoảng 8%.

Trình độ lao động trong công ty TNHH vẫn còn ở mức thấp, tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao.

Bảng 2.12 Lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn huyện Phú Bình.

ĐVT: Người

Diễn giải Năm

2010 2014 2015 2016

I- Lao động theo độ tuổi 13 426 534 627

1- Lao động định biên chính thức: 3 64 98 118 - Từ 25 đến 45 tuổi 0 19 33 38 - Từ 46 đến 60 tuổi 2 31 41 53 - Trên 60 tuổi 1 14 24 27 2- Lao động hợp đồng: 10 362 436 509 - Dưới 25 tuổi 5 194 231 266 - Từ 25 đến 45 tuổi 4 156 194 221 - Từ 46 đến 60 tuổi 1 12 11 22

II- Lao động theo trình độ đào tạo 13 426 534 627

1- Lao động gián tiếp 3 72 110 132

- Đại học, Cao đẳng 1 5 6 8

- Trung học chuyên nghiệp 1 9 12 21

- Sơ cấp, công nhân kỹ thuật, dạy nghề 1 8 11 12

- Lao động phổ thông - 50 81 91

2- Lao động trực tiếp 10 354 424 495

- Đại học, Cao đẳng - 3 3 4

- Trung học chuyên nghiệp - 7 8 12

- Sơ cấp, công nhân kỹ thuật, dạy nghề - 9 13 18

- Lao động phổ thông 10 335 400 461

( Nguồn số liệu: Chi cục thống kê huyện Phú Bình)

* Đối với Công ty CP:

Theo số liệu thống kê năm 2016, Lao động chính thức trong công ty CP có độ tuổi cao nhất so với các loại hình khác, lao động trên 46 tuổi chiếm 75%.

Lao động hợp đồng: Có độ tuổi cao hơn công ty TNHH, nhưng trẻ hơn DNTN, tuổi từ 46 trở xuống chiếm tỷ lệ 92%.

Lao động gián tiếp: Lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao 62%, trong đó những người có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 30%. Tỷ lệ trên phản ánh lao động trong công ty CP có trình độ cao nhất trong số những cơ sở KTTN mà luận văn nghiên cứu. Lao động trực tiếp: Cũng như hai loại hình công ty TNHH và DNTN tỷ lệ lao động phổ thông trong công ty CP cũng chiếm tỷ lệ khá cao, với 96%.

Đây là thực trạng chung với các cơ sở KTTN hiện nay. Đa số các cơ sở tuyển dụng lao động phổ thông ở địa phương vào công ty sau đó mời chuyên gia hướng dẫn các thao tác nghiệp vụ trong thời gian ngắn. Hầu hết lao động phổ thông làm việc trong các cơ sở KTTN đều không qua một trường lớp đào tạo chính quy nào của Nhà nước.

Bảng 2.13 Lao động trong công ty cổ phần trên địa bàn huyện Phú Bình ĐVT: Người

Diễn giải

Năm

2010 2014 2015 2016

I- Lao động theo độ tuổi 38 348 398 435

1- Lao động định biên chính thức: 5 19 26 33 - Dưới 25 tuổi 0 0 0 0 - Từ 25 đến 45 tuổi 1 3 6 8 - Từ 46 đến 60 tuổi 2 7 9 12 - Trên 60 tuổi 2 9 11 13 2- Lao động hợp đồng: 33 329 372 402 - Dưới 25 tuổi 15 168 196 206 - Từ 25 đến 45 tuổi 14 132 145 165 - Từ 46 đến 60 tuổi 3 14 14 18 - Trên 60 tuổi 1 15 17 13

II- Lao động theo trình độ đào tạo 38 348 398 435

1- Lao động gián tiếp 8 25 32 37

- Đại học, Cao đẳng 2 4 6 7

- Trung học chuyên nghiệp 2 4 5 7

- Sơ cấp, công nhân kỹ thuật, dạy nghề - 5 8 9

- Lao động phổ thông 4 12 13 14

2- Lao động trực tiếp 30 323 366 398

- Đại học, Cao đẳng - 3 3 4

- Trung học chuyên nghiệp 2 2 5 5

- Sơ cấp, công nhân kỹ thuật, dạy nghề 3 4 6 7

- Lao động phổ thông 25 314 352 382

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 68)