2.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: Phú Bình là một huyện nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía Nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thành phố Bắc Ninh 50km. Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía Bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên về phía Tây. Phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế).
Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50 - 70m. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.
Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 19 xã, trong đó có 6 xã miền núi. Các xã của huyện gồm: Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh, Thượng Đình, Úc Kỳ và
Xuân Phương.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện, Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi trồng thủy sản 431 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm 18,5 %) và đất chưa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%). Như vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 25%. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện. Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, trong tổng số 13.570 ha, có 7.450 ha trồng lúa (chiếm 55%), 2.690 ha trồng cây hàng năm khác (chiếm 20%) và 3.430 ha trồng cây lâu năm (chiếm 25%). Như vậy mặc dù là một huyện trung du nhưng cây trồng chủ đạo vẫn là lúa, và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh của sản xuất nông nghiệp của huyện.
* Về dân số : Dân số huyện Phú Bình là 142.819 người, với mật độ dân số đạt 535 người/km2, đạt tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,43%. Mật độ dân số không đồng đều giữa các xã trong huyện, xã có mật độ dân số cao trên 1000 dân/km2 (xã Nhã Lộng, Thành Ninh, Hà Châu), xã có mật độ dân số thấp chỉ đạt 400 người/km2
(xã Bàn Đạt, Tân Khánh). Trong tổng dân số của huyện thì nông thôn chiếm 91,43%, dân số thành thị chiếm 8,57%. nếu phân theo giới tính thì trong tổng dân số nam giới chiếm 48,45%, và nữ giới chiếm 51,55%.
* Về lao động: Huyện Phú Bình có khoảng 85.662 lao động trong độ tuổi, chiếm 59,98% dân số, trong đó có 80.086 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Nếu phân theo ngành thì lao động làm trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu với 78%, còn lại là lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Nhìn chung lao động của huyện Phú Bình khá dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, phân bố chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, với trình độ tay nghề chưa được đào tạo. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, hạn chế lớn nhất là vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Lực lượng lao động trẻ, đã được đào tạo nghề có xu hướng thoát ly khỏi địa bàn huyện để tìm công ăn việc làm tại các thành phố lớn và
các tỉnh khác. Tình trạng đó có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và thực hiện chuyển dịch có cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Thuỷ văn mực nước: Huyện Phú Bình có hệ thống sông ngòi tự nhiên khá dầy đặc và hệ thồng hồ đập, điều này mang thuận lợi cho huyện về nguồn nước tưới tiêu thuận lợi. Ngoài nguồn nước của các con sông chính thì hệ thống sông ngòi, ao, hồ, đập rất phong phú tạo nên một lượng nước lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản của nông dân.
* Thời tiết khí hậu: Phú Bình thuộc vùng Đông Bắc nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và có gió bão, mùa đông thường lạnh, khô hanh, cuối mùa có sương muối. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 19-21 độ, có ngày nhiệt độ lên đến 35 độ, thấp nhất là 6-7 độ tập trung vào tháng 11 và tháng 12 âm lịch hàng năm. Độ ẩm bình quân năm là 89-90%, số giờ nắng trung bình 1400-1500 giờ/năm. Lượng mưa bình quân năm khoảng 1600 đến 1800mm, tập trung chủ yếu vào khoảng tháng 6, 7, 8 nên thường gây tình trạng thừa nước úng lụt cục bộ vào mùa hè. Khí hậu thời tiết của huyện đã tạo cho huyện có khả năng phát triển cây trồng vật nuôi đa dạng với nhiều loại sản phẩm chất lượng cao.
* Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất của huyện là 24.936 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%). Đất đai của Phú Bình thuộc nhóm đất trung du miền núi nhóm đất này khá phì nhiêu, màu mỡ, có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện bao gồm cây lúa nước, cây ăn quả, rau màu thực phẩm và cá nước ngọt.
Tóm lại, Huyện Phú Bình có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và tỉnh khác. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân.
2.1.2 Điều kiện kinh tế của huyện
* Kết quả phát triển kinh tế của huyện:
Kinh tế huyện Phú Bình trong những năm gần đây có bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2010-2013 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,9%/năm, giai đoạn 2014-2016
đạt 9,2%/năm. Trong giai đoạn năm 2010-2016, giá trị gia tăng của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất đạt 21,5%, tiếp theo là ngành dịch vụ đạt 20,5%, ngành nông nghiệp và thủy sản đạt 5,5%. Tất cả các mức tăng trưởng trên của các ngành đều cao hơn mức trung bình của cả nước cùng thời kỳ. Tuy nhiên, do điểm khởi đầu phát triển của Phú Bình không cao nên tăng trưởng kinh tế của huyện những năm qua nhanh nhưng thu nhập đầu người còn thấp đạt xấp xỉ 40 triệu đồng /người/năm.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua là tương đối rõ ràng và đúng hướng, nhưng vẫn còn chậm và được thể hiện ở một số điểm sau: + Công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng nhanh 21,5% trong giai đoạn 2010- 2016 nhưng chưa ổn định, sự chuyển dịch trong giá trị gia tăng còn chậm, từ 12,2% năm 2010 lên 21,5% năm 2016; các sản phẩm công nghiệp còn nghèo nàn, chủ yếu là công nghiệp khai thác cát, sỏi…và chế biến nông sản với quy mô nhỏ, chưa có các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn tạo ra giá trị gia tăng cao. + Ngành nông nghiệp có tốc độ tặng bình quân 5,5%/năm, giai đoạn 2010-2016, tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm của huyện còn cao, chiếm 30,8%. + Ngành dịch vụ cũng tương tự như công nghiệp và xây dựng, đạt tốc độ tăng 8,9% giai đoạn 2010-2016 nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị gia tăng với 32% năm 2014 và 32,6% năm 2016.
Sự chuyển dịch cơ cấu như trên của kinh tế huyện Phú Bình là sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với các lợi thế của huyện, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế huyện phát triển nhanh và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua đánh dấu sự phát triển của kinh tế tư nhân, khu vực này đang chiếm vị trí quan trọng và có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế của huyện. Trong giai đoạn tới, Phú Bình hoàn toàn có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nếu khai thác tốt hơn các tiềm năng, chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn, lao động, hạ tầng kỹ thuật…
Phú Bình có hệ thống giao thông thuận lợi, có các loại hình giao thông: Đường bộ, đường thủy. Về đường bộ có quốc lộ 37 chạy qua địa bàn với chiều dài 29km, đường tỉnh lộ 266 với chiều dài 17km, hệ thống đường giao thông nội địa với tổng chiều dài 546 km toàn bộ đã được trải nhựa và bê tông hóa 100%.
Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Phú Bình, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, sử dụng tốt và tiết kiệm quy đất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay trên toàn địa bàn đã có 01 khu công nghiệp tập trung đó là: Khu công nghiệp Điềm Thụy (180ha), cụm công nghiệp Kha Sơn (13ha), cụm công nghiệp Điềm Thụy (36ha). Xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút đầu tư vào địa bàn. Hiện nay khu công nghiệp Điềm Thụy đã cơ bản lấp đầy các diện tích và các dự án đã đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp cũng được lấp đầy với các nhà máy, công ty.
* Hệ thống cấp điện: Hệ thống cấp điện của huyện Phú Bình được đầu tư tương đối tốt. Năm 2016 tổng công suất của các máy biến áp đạt 20.240KVA. 100% số xã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, Hệ thống lưới điện có tổng chiều dài đường dây là 366 km, gồm 3 loại đường dây 35 KV, 10KV, 0,4KV.
* Hệ thống cấp nước: Trên địa bàn huyện hiện có 03 điểm cấp nước sạch là nhà máy nước thị trấn Hương Sơn, Xuân Phương, Úc Kỳ. Ngoài ra, có 22.375 bồn chứa nước, 22.393 giếng khơi, 1.516 giếng khoan. Nước sinh hoạt của dân hiện nay chủ yếu là sử dụng là nước máy, nước sông, nước giếng khơi, nước mưa và nước giếng khoan. Các khu dân cư tập trung đa phần sử dụng nước máy và nước giếng khoan có bể lọc, còn một bộ phận vẫn sử dụng nước tự nhiên từ nước mưa, sông... Tính đến năm 2016 có 70% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.
* Hệ thống thông tin liên lạc: Ngành bưu chính viễn thông đã có sự tiến bộ vượt bậc, từng bước phát triển nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Các Bưu cục đều được mở điện thoại đường dài, phát hành báo chí, chuyển tiền, bưu kiện qua Bưu điện…
điện văn hóa xã, 60% các hộ dân đã sử dụng internet .
2.2 Thực trạng phát triển KTTN tại huyện Phú Bình 2.2.1 Gia tăng về số lượng doanh nghiệp KTTN 2.2.1 Gia tăng về số lượng doanh nghiệp KTTN
a- Tình hình đăng ký kinh doanh các cơ sở kinh tế tư nhân.
Trước thời kỳ đổi mới (năm1986), khu vực KTTN là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa, không được pháp luật bảo vệ và khuyến khích phát triển. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) và nhất là từ khi ban hành luật DNTN và Luật Công ty (thông qua ngày 21/12/1990 và có hiệu lực từ ngày 15/4/1991), Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/01/2000), cùng nhiều chính sách khuyến khích phát triển khác KTTN từng bước hồi sinh và có những bước phát triển mạnh mẽ trở lại.
Bảng 2.1 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh.
ĐVT: Hộ, DN, C.ty
Loại hình
Năm
2010 2014 2015 2016
1 Hộ cá thể 256 972 1175 1395
2 Doanh nghiệp tư nhân 1 25 31 38
3 Công ty TNHH 1 22 27 32
4 Công ty Cổ phần 5 6 6
Tổng số 258 1024 1239 1471
( Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Phú Bình)
Tính đến 31/12/2016 đã có 1.471 hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đăng ký kinh doanh hoạt động tại huyện Phú Bình. Trong đó: Hộ cá thể chiếm 94,83%; DNTN chiếm 2,58%; Công ty TNHH chiếm 2,18%; Công ty CP chiếm 0,41%.
Biểu đồ: 2.1 Số lượng các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh
Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Phú Bình
Số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có sự gia tăng mạnh từ năm 2010 trở lại đây. Giai đoạn năm 2010 trở về trước chỉ có tổng số 258 doanh nghiệp và hộ cá thể đăng ký thành lập, từ năm 2010 đến 2016 có tổng số 1.213 doanh nghiệp và hộ cá thể đăng ký thành lập, như vậy so với giai đoạn 2010 trở về trước, giai đoạn 2010 đến nay số lượng doanh nghiệp và hộ cá thể đăng ký thành lập đã tăng lên 4,7 lần, trung bình mỗi năm có 173 cơ sở mới đăng ký thành lập. Xét trong từng loại hình cụ thể ở khu vực KTTN có sự gia tăng khác nhau về số lượng và tỷ lệ, trong đó gia tăng mạnh nhất vẫn là loại hình Hộ kinh doanh cá thể và DNTN: trung bình mỗi năm có 163 hộ cá thể, 5 DNTN, 4 công ty TNHH, 01 công ty Cổ phần mới đăng ký thành lập. Trong các loại hình kinh doanh thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Phú Bình thì loại hình công ty CP có sự phát triển muộn hơn và có số lượng thấp nhất.
Sự biến động của khu vực KTTN nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư đã bước đầu ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình trong khu vực kinh tế tư nhân. Xu hướng lựa chọn phát triển sản xuất kinh doanh tập trung vào loại hình yêu cầu vốn đầu tư thấp và quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện hiện tại như loại hình hộ cá thể và DNTN, hai loại hình này chiếm tới trên 90% số cơ sở đăng ký kinh doanh
0 200 400 600 800 1000 1200 1400
Hộ cá thể DN Tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần
Năm 2010 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
trên địa bàn huyện tính đến 31/12/2016.
Loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn và hiện đại hơn như công ty TNHH, công ty CP có xu hướng lựa chọn ngày càng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn so với hộ cá thể và DNTN.
Sự gia tăng số lượng các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện chứng tỏ xu hướng biến động phù hợp với quy luật khách quan trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, qua đây cũng phản ánh sự quan tâm của chính quyền các cấp tới sự phát triển của kinh tế tư nhân, tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích đầu tư, tạo cơ hội bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển.
* Phân bố các loại hình theo địa bàn xã, thị trấn: + Hộ kinh doanh cá thể (Bảng 2.2):
Bảng 2.2 Số lượng hộ cá thể trên địa bàn huyện Phú Bình qua các năm.
ĐVT: hộ