Những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 72)

2.3.1 Những kết quả đạt được

Khu vực KTTN trên địa bàn huyện Phú Bình trong những năm qua đã có những bước phát triển khá vững chắc, đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện thông qua sự tăng trưởng không ngừng về quy mô, vốn, lao động, doanh thu và đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện. Ngoài ra khu vực KTTN còn góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động tại địa

phương, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ trong độ tuổi làm việc, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

2.3.2 Những hạn chế của kinh tế tư nhân

* Hạn chế về quy mô: Khu vực KTTN đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy mô nhỏ làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thống từ các tổ chức Ngân hàng.

* Hạn chế về nguồn lực:

- Thiếu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh: Sự phát triển của khu vực KTTN đã góp phần sử dụng tốt hơn nguồn vốn đầu tư trong xã hội. Tuy nhiên với tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế này thì vốn là một vấn đề đang đặt ra cho kinh tế tư nhân. Thiếu vốn thể hiện ở tình trạng quy mô nhỏ của các cơ sở thuộc kinh tế tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc KTTN đều có quy mô nhỏ và vừa, bình quân vốn của mỗi doanh nghiệp đăng ký khoảng 1,5 tỷ đồng. Quy mô nhỏ tạo điều kiện cho khu vực KTTN dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường…Tuy nhiên, vốn ít lại chính là rào cản chính cho doanh nghiệp khi muốn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ.

- Chất lượng lao động còn thấp: Làm việc trong khu vực KTTN còn thiếu những lao động có trình độ chuyên môn cao, thiếu đội ngũ công nhân lành nghề. Trình độ học vấn của lao động trong khu vực tư nhân còn thấp, đa phần là lao động phổ thông. - Ý thức chấp hành pháp luật kém: Nhiều đơn vị KTTN chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, giờ làm việc đối với người lao động, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, báo cáo định kỳ…. Hiện tượng kinh doanh vi phạm pháp luật, không đăng ký kinh doanh, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép vẫn còn diễn ra ở một bộ phận các cơ sở kinh tế tư nhân.

- Trình độ và khả năng đổi mới kỹ thuật, công nghệ thấp: Máy móc, thiết bị công nghệ của khu vực KTTN còn lạc hậu, chắp vá và chậm đổi mới. Nhiều cơ sở mới

thành lập nhưng vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu đã thải ra từ nước ngoài.

* Thiếu vắng các cơ sở tư nhân trong các lĩnh vực quan trọng và có sự phân bổ không đều giữa các vùng miền trong nền kinh tế.

Trong những năm gần đây sự phát triển của khu vực KTTN cũng vẫn tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, trong khi đó dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân cư, chính điều này dẫn tới sự mất cân đối giữa các vùng trong quá trình phát triển.

* Khả năng tiếp cận thị trường yếu:

Khả năng cạnh tranh, tiếp cận thị trường của các DNTN Việt Nam còn thấp, đặc biệt là trong khâu tiếp thị, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp.

* Hiệu quả kinh doanh còn có những hạn chế nhất định:

2.3.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng

a) Thị trường, liên kết doanh nghiệp, vốn kinh doanh

- Vấn đề tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị trường của KTTN hiện nay còn yếu. Nguyên nhân là do một số hạn chế về vốn, trình độ công nghệ còn thấp, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp dẫn tới giá thành sản phẩm sản xuất ra ở mức cao, khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan…

Theo kết quả khảo sát, thăm dò ý kiến về phía chủ các cơ sở KTTN trên địa bàn huyện có trên 90% số đơn vị cho rằng việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp hiện tại đang gặp khó khăn, và điều này có ảnh hưởng không nhỏ của việc tăng chi phí sản xuất do giá các yếu tố đầu vào của sản xuất không ngừng biến động trong thời gian vừa qua.

Đối với hộ cá thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa nên thị trường tiêu thụ sản phẩm chính là thị trường nội tại trên địa bàn huyện. Đối với các loại hộ này khả năng mở rộng thêm thị trường là rất hạn chế, do thị trường tiêu thụ là cố định và phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và thu nhập của dân cư nơi đó.

Một số hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực chế biến hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ có xu hướng tìm kiếm thị trường xuất khẩu ra nước ngoài, tuy nhiên hầu hết các cơ sở này chủ yếu ký hợp đồng gia công sản phẩm cho đối tác nước ngoài là chính, còn việc tìm kiếm thị trường trực tiếp, xuất khẩu hàng hóa trực tiếp ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Qua khảo sát cho thấy, chưa một cơ sở nào thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Phú Bình có văn phòng đại diện hay cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Điều này cho thấy khâu xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tự tìm kiếm thị trường của các DNTN còn rất yếu.

Các sản phẩm của các cơ sở KTTN ở huyện Phú Bình có khả năng cạnh tranh kém trên thị trường nước ngoài, đặc biệt là trong các thị trường mới, chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa. Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tuy thời gian vừa qua có những bước phát triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực Nhà hàng, khách sạn…tuy nhiên quy mô còn ở mức khiêm tốn, chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ chưa cao.

Khả năng cập nhật thông tin về thị trường còn nhiều hạn chế nhất là thông tin về thị trường quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ để mở rộng thì trường, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, điều cần thiết là thông tin và hiểu biết về dịch vụ thị trường, trang thiết bị kỹ thuật, phương thức tổ chức quản lý, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước, chất lượng sản phẩm, thương hiệu và điều quan tâm hơn cả là quy cách chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong khu vực KTTN trên địa bàn huyện Phú Bình tỏ ra lúng túng về tiêu chuẩn chất lượng, rào cản kỹ thuật và thông tin thị trường xuất khẩu.

- Vấn đề liên kết doanh nghiệp:

Vấn đề hợp tác, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế nói chung và trong nội bộ khu vực KTTN nói riêng ngày càng đa dạng và hiệu quả hơn. Trên địa bàn huyện Phú Bình sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp, hộ cá thể đã xuất hiện dưới dạng các hợp đồng gia công từng khâu của quá trình sản xuất sản phẩm

đến hình thức liên kết dưới dạng đại lý, chi nhánh giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và với hộ cá thể, nhóm kinh doanh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ dệt may, da giày và chế biến hàng nông sản.

Các kênh hợp tác, liên kết doanh nghiệp ngày càng mở rộng và mang tính trực tiếp hơn. Các doanh nghiệp đã bước đầu chủ động tự tìm kiếm và tổ chức hợp tác. Các kênh hợp tác có tổ chức ngày càng được kiện toàn, bước đầu đã thể hiện được vai trò nhất định.

Tuy nhiên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan có thể chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục trong vấn đề hợp tác liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Bình như sau:

Các quan hệ hợp tác, liên kết, hỗ trợ nhau mới chỉ “khép kín” trong nội bộ từng thành phần kinh tế, đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân, có sự xuất hiện hiện tượng hợp tác thiếu tổ chức, co cụm giữa một số nhóm các doanh nghiệp dẫn tới sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Hình thức hợp tác còn chưa phong phú, chưa xuất hiện các hình thức hợp tác, liên kết hiện đại dưới dạng công ty mẹ, công ty con, hay tập đoàn kinh tế…

Nội dung hợp tác, liên kết chưa sâu, chưa gắn kết chặt chẽ trong các công đoạn sản xuất kinh doanh chủ yếu, chưa có sự phân công một cách chuyên nghiệp giữa các khâu đối với từng đơn vị trong chuỗi hợp tác, liên kết. Mà sự liên kết ở đây còn rời rạc, cắt đứt từng công đoạn, không tạo thành một tổng thể thống nhất trong liên kết, hợp tác.

Sự liên kết hợp tác trong khu vực KTTN còn nhỏ hẹp, chưa thực sự phát triển rộng rãi, chưa tạo ra một xu thế nhất định nào. Chưa có sự định hướng của một tổ chức nào cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thực sự chủ động trong quá trình tìm kiếm sự liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh, chủ yếu là do các cơ sở sản xuất kinh doanh khi thấy nhu cầu thực sự cần thiết thì mới tìm kiếm sự hợp tác với các đơn vị khác.

thiếu chủ động từ phía các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc tìm kiếm sự liên kết hợp tác lẫn nhau. Mặt khác do mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp với bản thân các doanh nghiệp chưa thực sự gần gũi. Giữa họ vẫn còn một khoảng cách nhất định. Vai trò trong hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp chưa thực sự nổi bật, chưa thể hiện được là chỗ dựa cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

- Vấn đề vốn kinh doanh:

Theo số liệu thực trạng đã phân tích ở trên tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn của hộ cá thể là 81,8%; của DNTN là 76,58%; Công ty TNHH là 55,3%; Công ty CP là 41,33%. Có thể thấy rằng loại hình hộ cá thể và DNTN là hai loại hình phổ biến và chiếm số lượng nhiều nhất trong khu vực KTTN nhưng xét về chỉ tiêu vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn ở mức rất cao, chứng tỏ nguồn vốn vay của hai loại hình này rất thấp, có nghĩa là khu vực KTTN hiện nay đang gặp vấn đề khó khăn về vốn, đặc biệt trong việc huy động vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hiện nay đang là vấn đề rất bức xúc của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay lãi suất Ngân hàng đang ở mức cao. Thủ tục cho vay của các ngân hàng cũng hết sức rắc rối và yêu cầu tài sản thế chấp mà khu vực KTTN rất khó đáp ứng được yêu cầu trên. Tài sản cố định của khu vực KTTN có giá trị không cao, nên nhiều cơ sở mặc dù vay được vốn Ngân hàng nhưng cũng ở mức rất thấp, không đủ đáp ứng cho nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

Hiện nay, các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện Phú Bình chủ yếu cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng. Khu vực KTTN chưa thể tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi.

Nhiều doanh nghiệp, hộ cá thể do khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thống đã tự tìm giải pháp cho mình bằng cách huy động vốn từ các nguồn phi chính thống như thế chấp, cầm cố tài sản để vay vốn từ tư nhân với lãi suất rất cao. Điều này mặc dù giúp cho tư nhân có thể vay vốn một cách nhanh chóng tuy nhiên tiềm ẩn

một nguy cơ rủi ro rất cao, có thể dẫn tới phá sản, vỡ nợ bất cứ lúc nào nếu tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

Từ thực trạng trên có thể thấy rằng hiện nay khu vực KTTN đang rất “đói” vốn, nhu cầu về vốn để phát triển đang ở mức rất cao. Giải pháp cho vấn đề vốn cần sự nỗ lực không chỉ từ phía các doanh nghiệp mà cần có sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng, từ phía cơ quan Nhà nước, chính quyền ở địa phương trong việc hoạch định chính sách, có cơ chế cụ thể để giải quyết vấn đề trên.

b) Mặt bằng sản xuất kinh doanh

Cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Thái Nguyên, trong một số năm qua kinh tế huyện Phú Bình có những bước khởi sắc rõ nét, tốc độ công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ. Nắm bắt được nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn. Huyện Phú Bình có quy hoạch định hướng, trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt 3 khu, cụm công nghiệp tập trung để lấy mặt bằng thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khu, cụm công nghiệp trên đều nằm ở vị trí hết sức thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay được hưởng những ưu đãi, thuận lợi đó mới chỉ có một bộ phận các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có quy mô sản xuất lớn, tiềm lực vốn đủ mạnh, chủ yếu mặt bằng các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho các công ty nước ngoài, hoặc liên doanh vốn với nước ngoài và các doanh nghiệp Nhà nước. Còn lại hầu hết loại hình hộ cá thể, một bộ phận lớn các DNTN, và công ty TNHH thuộc khu vực KTTN gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh do hiện nay chi phí xây dựng cơ bản và mức đền bù tiền thuê đất đang ở mức cao, vượt quá khả năng của một bộ phận cơ sở KTTN.

c) Trình độ quản lý của người đứng đầu cơ sở KTTN

Trong một vài năm qua, các cơ sở KTTN trên địa bàn huyện có sự tăng lên nhanh chóng về quy mô và chất lượng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay trình độ quản lý của người đứng đầu là rất quan trọng. Hiện nay cơ bản người đứng đầu các cơ sở KTTN đã ý thức được việc thường xuyên cập nhật kiến thức kinh

doanh, rút kinh nghiệm từ thực tế.

Đối với hộ kinh doanh cá thể: trình độ quản lý của người đứng đầu xét về bằng cấp chuyên môn đa số mới chỉ dừng ở mức tốt nghiệp Trung học phổ thông, rất ít chủ hộ cá thể có bằng cấp chuyên môn. Chủ yếu do kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn, mặt khác loại hình kinh doanh của hộ cá thể trên địa bàn huyện Phú Bình chủ yếu tập trung ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp và quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, nên hầu hết chủ hộ cá thể chưa từng tham gia một khóa học bổ sung kiến thức kinh doanh, ngắn hạn nào. Đây cũng là hạn chế, bất cập nhất định đối với loại hình kinh doanh cá thể.

Đối với loại hình DNTN, công ty TNHH, công ty CP: Chủ doanh nghiệp đã tỏ ra khá nhanh nhạy trong việc thích ứng với cơ chế thị trường hiện tại, có trình độ quản lý ở mức chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Dần thể hiện được vai trò của những ông chủ có bản lĩnh kinh doanh trong thương trường. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)