Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 71)

3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

2.4 Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Đồng Hỷ

2.4.2 Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nói trên, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những tồn tại, yếu kém như sau:

* Một là, về nhận thức công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.

Đi đôi với đổi mới tư duy một cách tồn diện, cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng được đổi mới. Tuy vậy, cịn một số cán bộ, cơng chức cấp xã, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý vẫn chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Việc quán triệt quan điểm, nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ của một số đơn vị chưa nghiêm túc, chưa phát huy được trách nhiệm của cấp ủy Đảng, trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị. Do vậy, chưa phát huy được tính chủ động thật sự của cán bộ lãnh đạo quản lý và toàn thể cán bộ, đảng viên trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Một số cán bộ, đảng viên nhận thức việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nhiệm vụ riêng của cấp ủy, chính quyền cấp trên. Vì vậy, nhiều vấn đề về cơng tác xây dựng cán bộ chưa được cụ thể hóa thành những hướng dẫn chỉ đạo thực hiện.

* Hai là, về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về trình độ chun mơn và năng lực nghiệp vụ. Điều đó ảnh hưởng lớn đến

hiệu quả cơng việc. Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số có những xã chưa đảm bảo tính cân đối của xã miền núi, vùng cao, trình độ chun mơn của cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số còn hạn chế nên phần nào cũng ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức cấp xã huyện Đồng Hỷ chưa thực sự n tâm cơng tác, cịn ngại khó, ngại khổ, có cán bộ, cơng chức chưa sẵn sàng tự giác nhận sự phân công của lãnh đạo, nêu lý do từ chối nhiệm vụ mà tổ chức dự kiến. Một số khác, có tư tưởng “an phận thủ thường”, chưa có ý thức học tập cao, khơng có chí tiến thủ, nghiệp vụ chưa thực sự tinh thông, lý luận cơ bản thiếu, làm việc th o chủ nghĩa kinh nghiệm, gặp cơng việc khó khăn sẽ bộc lộ sự yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Số cán bộ, cơng chức cấp xã chưa có trình độ lý luận chính trị cịn chiếm tỷ lệ cao. - Số ít cán bộ, cơng chức cấp xã, thậm chí có cả cán bộ lãnh đạo quản lý chưa thật tận tâm với nghề nghiệp, làm việc qua loa, đại khái, nên hiệu quả công việc chưa cao. - Lãnh đạo của một số đơn vị chưa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm; năng lực quản lý và điều hành, thiếu kiểm tra đôn đốc việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức dưới quyền do đó cịn có cán bộ, cơng chức cấp xã khơng hồn thành nhiệm vụ, bị vi phạm kỷ luật.v.v.

* Ba là, về công tác cán bộ

- Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã vẫn còn nhiều bất cập. Tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ, công chức cấp xã vào quy hoạch còn quá chung chung, chưa được cụ thể hóa đối với từng loại chức danh. Mục tiêu quy hoạch cán bộ, công chức chưa được xác định rõ ràng ở từng cấp. Nhiều cán bô, công chức lãnh đạo, quản lý chưa chủ động xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức kế nhiệm cho ngành, địa phương mình. Chưa thực hiện tốt các khâu sau quy hoạch như kiểm tra, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ, cơng chức th o quy định. Cơng tác quy hoạch cán bộ có lúc, có nơi chưa thực hiện nguyên tắc cơng khai, dân chủ, cịn cục bộ, khép kín; quy hoạch cán bộ chưa đảm bảo chất lượng, dẫn đến khi sử dụng, không đúng với quy hoạch.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã có những đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Chương trình, nội dung đào tạo tuy đã được đổi mới, nhưng vẫn mang nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, thiếu rèn luyện kỹ năng và xử lý tình huống; chưa xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp, nhiều nội dung còn trùng lắp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã được đào tạo cử nhân, cao cấp lý luận chính trị cịn rất thấp. Trên thực tế, có cán bộ, cơng chức cấp xã, thậm chí cả cán bộ lãnh đạo quản lý chưa gương mẫu học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

- Công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã: Chưa xây dựng rõ tiêu chí đánh giá từng chức danh cụ thể, do đó hiệu quả chưa cao. Công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã có nơi chưa thực sự coi trọng, ở một số đơn vị còn yếu, mới chủ yếu đánh giá phục vụ quy hoạch, khi hết nhiệm kỳ và bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, cơng chức. Có những đơn vị, đôi khi thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức cấp xã chưa đảm bảo đúng quy trình, chưa x m xét tồn diện, cơng tâm, khách quan. Tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, khơng nói thẳng, nói thật vẫn cịn tồn tại. Chưa đánh giá đúng với chất lượng và hiệu quả công việc, chưa thực sự coi trọng tiêu chuẩn và nhu cầu cơng việc. Việc bố trí, giải quyết chế độ đối với một số cán bộ, công chức cấp xã không đáp ứng tiêu chuẩn chun mơn, năng lực cơng tác cịn yếu, khơng hiệu quả. Cịn bố trí cán bộ, cơng chức khơng th o đúng chuyên môn được đào tạo, dẫn đến công việc, hiệu quả quản lý kém.

- Việc sử dụng, phân công công tác cho cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ cán bộ, cơng chức hiện có. Vẫn cịn tình trạng phân cơng thực hiện cơng việc trái với khả năng, trình độ, sở trường, ngạch, bậc đang giữ.

- Công tác thanh tra công vụ chưa được quan tâm đúng mức; lực lượng công chức làm thanh tra công vụ chủ yếu là kiêm nhiệm nên khó kiểm sốt được hành vi vi phạm công vụ của công chức…

- Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về địa phương công tác chưa đủ mạnh, chưa đạt như mong muốn, việc thu hút, giữ chân cán bộ, công chức giỏi chưa cao, chưa có chính sách thu nhập, trọng dụng, tôn vinh, kh n thưởng, đãi ngộ thỏa đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 71)