Giải pháp xây dựng văn hóa công sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 101)

3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

3.3.7 Giải pháp xây dựng văn hóa công sở

Xây dựng văn hóa công sở (VHCS) là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự kỷ cương, tuân th o những nội quy, quy định chung nhưng không mất đi tính dân chủ. Nó đòi hỏi nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ công chức, viên chức (CBCC,VC) phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung. * Căn cứ đề xuất giải pháp:

Căn cứ Quyết định số 12 /2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;

Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 0 / /2016 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 20/9/2016 của UBND huyện Đồng Hỷ về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính nhà nước huyện Đồng Hỷ”.

* Nội dung giải pháp:

* Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ,

công chức cấp xã về văn hóa công sở và tầm quan trọng của văn hóa công sở. Chú trọng đến công tác tuyên truyền miệng, gắn với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện hiệu quả việc học tập và làm th o tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào thi đua xây dựng người cán bộ công chức “trung thành – tận tụy – sáng tạo – gương mẫu”. Phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, đăng viên, cán bộ, công chức.

* Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện các quy định về văn hóa công sở, bao gồm: Quy định

về trang phục, lễ phục, đ o thẻ chức danh cán bộ, công chức; quy định về văn hóa ứng xử nơi công sở, thái độ, tác phong giao tiếp trong đơn vị; quy định về tiếp và giải quyết công việc của công dân; quy định về kỷ luật, hội họp, hội thảo,…

* Thứ ba, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xây

tâm, gương mẫu và nghiêm túc trong tổ chức thực hiện văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị mình. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn hóa công sở trong cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc.

Thứ tư, chú trọng công tác biểu dương, kh n thưởng, động viên cán bộ, công chức cấp

xã thực hiện tốt văn hóa công sở. Bổ sung việc thực hiện văn hóa công sở vào tiêu chí bình xét thi đua hằng năm. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về văn hóa công sở.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở Chương 1; Qua đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ ở Chương 2, Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra những nhận định và định hướng phát triển kinh tế- xã hội, cải cách hành chính giai đoạn 2018-2020 của huyện Đồng Hỷ, trong đó phân tích chi tiết từng nội dung liên quan đến định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Đồng Hỷ, định hướng cải cách hành chính của huyện đến năm 2020. Trên cơ sở những định hướng chung về kinh tế xã hội và cải cách hành chính, tác giả đã đi sâu phân tích về nội dung phát triển và nâng cao đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ đến năm 2020. trong đó đã nêu bật được quan điểm, mục tiêu, định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2018- 2020 của huyện Đồng Hỷ. Qua đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Đồng Hỷ đến năm 2023. Cụ thể như :Giải pháp quy hoạch đội ngũ và tuyển dụng, giải pháp sử dụng đội ngũ cán bộ công chức , giải pháp đãi ngộ và tạo cơ hội, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, giải pháp xây dựng văn hóa công sở, giải pháp đầu tư điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị. Thông qua chương 3 và toàn bộ luận văn, tác giả mong muốn sẽ có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã hiện nay của huyện Đồng Hỷ.

Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị đối với các cấp từ TW, tỉnh Thái Nguyên đến UBND Huyện để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2018-

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Đảng và nhà nước ta tiến hành đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh từng bước hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ công chức hành chính nhà nước nói chung, của huyện Đồng Hỷ nói riêng đã có bước phát triển về chất lượng. Cán bộ công chức huyện Đồng Hỷ đã có những đóng góp nhất định trong việc ổn định tình hình an ninh chính trị, phát triển kinh tế của địa phương. Công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bồi dưỡng, đào tạo công chức đã đạt được kết quả nhất định. Số lượng, chất lượng công chức của huyện từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, năng lực, trình độ, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó cán bộ công chức còn nhận thức chưa cao về trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức công vụ, công chức do vậy cần phải bổ sung hoàn thiện nhiều mặt đáp ứng yêu cầu đổi mới của huyện Đồng Hỷ. Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Huyện một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức huyện Đồng Hỷ phải có kiến thức vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cũng như có nhận thức nhạy bén về tư tưởng, chính trị, sự rèn luyện không ngừng về đạo đức, lối sống thì mới có thể vừa thực hiện tốt công việc, vừa là tấm gương cho người dân trong Huyện phấn đấu noi th o. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý tại địa phương.

Mặc dù đã ý thức được vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Đồng Hỷ, nhưng thực tế triển khai công việc này đã gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề tồn tại. Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và CBCC hành chính nhà nước cấp xã nói riêng.

2. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, từ đó rút ra bài học có thể tham khảo vận dụng cho huyện Đồng Hỷ.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước cấp huyện của huyện Đồng Hỷ và công tác tổ chức cán bộ của Huyện; qua đó làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.

4. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ giai đoạn hiện nay và những năm tiếp th o.

2. Một số kiến nghị 2.1. Đối với Trung ương

* Một là, thống nhất quản lý biên chế liên thông giữa các cấp để thuận lợi trong thực hiện luân chuyển cán bộ.

* Hai là, ban hành rõ thẩm quyền, trách nhiệm đối với cấp ủy, người đứng đầu trong công tác cán bộ nói chung và công tác đánh giá cán bộ nói riêng.

* Ba là, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ chuyên trách cấp xã.

2.2. Đối với Tỉnh Thái Nguyên

* Đề nghị có chính sách hỗ trợ đặc thù đối với những cán bộ luân chuyển về những địa phương có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

* Đề nghị UBND tỉnh tăng kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng.

* Có cơ chế riêng trong công tác tuyển dụng đối với đồng bào là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người dân tộc Mông.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Chính phủ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại

cán bộ, công chức, viên chức. (2015)

[2]Chính phủ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng,

một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. (2009)

[3]Chính phủ Nghị định số112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn. (2011)

[4]Tô Tử Hạ “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (1998)

[5]Quốc hội “Luật Cán bộ, công chức” Nxb Tài chính, Hà Nội. (2010)

[6]Huyện ủy Đồng Hỷ “báo cáo chính trị nhiệm kỳ 2010-2015 của Đảng bộ huyện

Đồng Hỷ”. (2015)

[7]Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ,“Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công

chức, viên chức, hợp đồng lao động từ năm 2015 đến 2017 ”.

[8] Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Đề án Cải cách hành chính huyện Đồng Hỷ giai

đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020.

[9] Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ,“Định hướng nâng cao chất lượng cán bộ công chức của huyện Đồng Hỷ đến năm 2020”.

[10] Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Quyết định số 1451/2012/QĐ-UBND ngày 12

tháng 12 năm 2012 về ban hành quy định về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức.

[11] Nguyễn Thế Hòa “Quản trị nguồn nhân lực nâng cao dùng cho cao học”, Trường Đại học Thủy Lợi . (2016)

[12] Học viện Chính trị Quốc gia “Hồ Chí Minh về vấn đề đào tạo cán bộ ”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (1995)

[13] Nguyễn Lân “Từ điển từ và ngữ Việt Nam ”, NXB Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh. (2000)

[14] Hồ Chí Minh “Toàn tập, tập 5& Sđd, tập 5”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (2002)

[15] Chu Bích Thu và cộng sự, “Từ điển Tiếng Việt phổ thông”, Viện Ngôn ngữ học, NXB Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh (2002)

[16] Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm đồng chủ biên ,“Luận cứ khoa học cho việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. (2003)

[17] Nguyễn Bá Uân “Tập bài giảng dùng cho cao học Khóa học quản lý nâng cao”, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội (2016)

[18] UBND tỉnh Thái Nguyên, Quyết định số12/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 về việc ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (2012)

[19] UBND tỉnh Thái Nguyên, Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 11/3/2012 về

việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ban hành kèm theo Quyết định số12/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên. (2013)

[20] Nguyễn Như Ý, “Đại Từ điển Tiếng Việt”, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)