Giải pháp trong sử dụng, đánh giá cán bộ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 90)

3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

3.3.4 Giải pháp trong sử dụng, đánh giá cán bộ công chức

3.3.4.1 Việc sử dụng cán bộ, công chức

năng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình của cán bộ. Mặt khác, phải thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong bố trí, sử dụng cán bộ, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng. Trong bố trí, sử dụng cán bộ, cần tránh quan niệm coi đây là công việc bí mật và chỉ lấy ý kiến của một vài người trong phạm vi hẹp làm quyết định của tập thể. Cấp ủy, tổ chức đảng cần phải lắng ngh ý kiến của đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị và của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cán bộ sinh sống.

* Căn cứ đề xuất giải pháp:

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 2/200 /NĐ-CP ngày 22/10/200 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn và các văn bản quy định khác có liên quan.

* Nội dung giải pháp:

Căn cứ vào các văn bản quy định về cán bộ, công chức cấp xã, huyện Đồng Hỷ phải thực hiện công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã th o đúng quy định. Việc bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực, sở trường. Bố trí, đề bạt cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phải có trong quy hoạch đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng chức danh để lựa chọn người phù hợp; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức khi họ đang có khả năng cống hiến tốt nhất.

Với mục đích nhằm phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả. Từng bước đảm bảo sự công bằng về chế độ, chính sách và điều kiện công tác của cán bộ, công chức. Hơn nữa để công chức có điều kiện tiếp xúc nhiều loại công việc, địa bàn khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo ở vị trí công tác mới. Đồng thời, để x m xét đánh giá một cách toàn diện, khách quan hơn về

phẩm chất và trình độ năng lực công tác của từng công chức. Từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong sạch về đạo đức, giỏi về chuyên môn nghiệp nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiểu quả của bộ máy nhà nước. Hàng năm, huyện Đồng Hỷ phải xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã th o quy định Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trị công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ.

* Điều kiện thực hiện giải pháp:

Trên cơ sở các văn bản quy định của các cấp có thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao, UBND huyện Đồng Hỷ giao cho phòng Nội vụ tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

3.3.4.2 Việc đánh giá cán bộ công chức

* Căn cứ đề xuất giải pháp:

Căn cứ Luật cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 0 /6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 0 /6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

* Nội dung giải pháp:

Việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức cấp xã nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, vì vậy đánh giá và phân loại cán bộ, công chức phải đảm bảo đúng thẩm quyền, khách quan, công bằng, chính xác, không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức, phản ánh đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức. Đánh giá, phân loại

cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.

Để đảm bảo sự khách quan khi đánh giá cán bộ công chức cấp xã, các địa phương cần x m xét cán bộ, công chức một cách toàn diện trên các tiêu chí sau:

- Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã + Nội dung đánh giá

a Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; b Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

c Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; d Tinh thần trách nhiệm trong công tác;

đ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

f Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; g Năng lực lãnh đạo, quản lý;

h Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

+ Thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục đánh giá và các tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ thực hiện th o quy định tại Điều ,10,11,12,13,14 của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP.

+ Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ Mẫu số 01 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP) - Đối với công chức các xã, thị trấn

+ Nội dung đánh giá:

b Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; c Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

d Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

đ Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân.

+ Thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục đánh giá và các tiêu chí phân loại đánh giá công chức thực hiện th o quy định tại Điều 16,17,18,1 ,20,21 của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP.

+ Mẫu phiếu đánh giá và phân loại

Đối với công chức cấp xã sử dụng mẫu số 02 được ban hành kèm th o Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 0 /6/2015 của Chính phủ.

Riêng đối với các chức danh công chức cấp xã, trước khi thực hiện đánh giá, phân loại công chức phải có ý kiến nhận xét bằng văn bản của cơ quan chuyên môn cấp trên. Cụ thể:

Chức danh Văn phòng - Thống kê do Văn phòng HĐND và UBND huyện, Chi Cục Thống kê huyện hoặc Ban Tổ chức Huyện ủy nhận xét;

Chức danh Tài chính - Kế toán do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện nhận xét;

Chức danh Văn hóa - Xã hội do Phòng Lao động TB&XH hoặc Phòng Văn hóa - Thông tin huyện nhận xét;

Chức danh Tư pháp - Hộ tịch do Phòng Tư pháp huyện nhận xét;

Chức danh Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường đối với thị trấn hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường đối với xã do Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường nhận xét;

Chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự xã do Ban Chỉ huy Quân sự huyện nhận xét; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn ngành dọc của huyện có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo đơn vị tổ chức họp nhận xét, đánh giá đối với từng công chức cấp xã đảm nhiệm các chức danh chuyên môn thuộc lĩnh vực của cơ quan, đơn vị. Bản nhận xét, đánh giá của các cơ quan chuyên môn được lập thành 02 bản, 01 bản gửi về UBND huyện qua phòng Nội vụ để th o dõi, 01 bản gửi về UBND các xã, thị trấn để làm căn cứ đánh giá công chức cấp xã.

* Điều kiện thực hiện giải pháp:

Hàng năm, UBND huyện giao cho Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện ban hành hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức cấp xã th o quy định. Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương, của tỉnh và hướng dẫn của huyện, các cxax, thị trấn tiến hành đánh giá Cán bộ, công chức th o thẩm quyền:

- Bí thư Đảng ủy cấp xã chủ trì cuộc họp đánh giá Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã; Chủ tịch MTTQ và Trưởng các đoàn thể cấp xã. - Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì cuộc họp đánh giá Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; công chức chuyên môn cấp xã.

Thành phần cuộc họp đánh giá gồm cán bộ, công chức được đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 90)