Các học giả nghiên cứu về hành vi tổ chức đã tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm để tìm hiểu về các yếu tố có ảnh hƣởng tích cực đến hành vi cá nhân của ngƣời
nhân viên (Ao Thu Hoài, 2012). Một mô hình đơn giản của hành vi cá nhân (MARS) đƣợc phác thảo, liệt kê các loại hành vi chính trong tổ chức (Steven McShane, Mary Von Glinow, 2004). Mô hình MARS đƣợc thể hiện qua Hình 2.1, là bƣớc khởi đầu khá hữu dụng để tìm hiểu về các động lực của hành vi cá nhân và các hệ quả. Mô hình chú trọng đến bốn tác nhân có ảnh hƣởng trực tiếp đến hành vi của nhân viên và đem lại hiệu quả làm việc là động lực (Motivation), năng lực (Ability), ý thức công việc (Role perception) và yếu tố tình huống (Situational factors). Bốn tác nhân này tạo nên các chữ viết tắt “MARS” của tên mô hình.
ình 2.1. Mô hình Mars v hành vi cá nhân, yếu tố tác đ ng và h quả
gu n: teven Mc hane, Mary Von linow, 2004
Trong mô hình MARS, các tác nhân cơ bản cùng có ảnh hƣởng tới hành vi của nhân viên và hiệu quả làm việc của họ (Ao Thu Hoài, 2012). Nếu bất kỳ tác nhân nào thay đổi, hành vi của nhân viên cũng sẽ vì thế mà thay đổi theo và ảnh hƣởng đến hiểu quả. Ví dụ: một nhân viên bán hàng nhiệt tình (động lực) hiểu rất rõ nhiệm vụ của mình (có ý thức công việc) và nhận đƣợc đủ hỗ trợ (yếu tố tình huống) sẽ khó có thể làm tốt công việc của mình nếu thiếu kiến thức và kinh nghiệm bán hàng (năng lực). Hình trên cũng cho thấy rằng bốn tác nhân trong mô hình MARS bị tác động bởi một số yếu tố cá nhân khác nhƣ tính cách và các giá trị là các đặc điểm ổn định nhất, các cảm xúc, thái độ và áp lực là các đặc điểm tính cách thiếu ổn định hơn, nhận thức cá nhân và học vấn thì thƣờng nằm giữa hai thái cực này.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, các đặc điểm cá nhân (trừ đặc điểm tính cách) là những yếu tố có thể chịu sự tác động từ môi trƣờng bên ngoài, mà nhƣ một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố tác động trực tiếp chính là những hoạt động QTNNL.
Hành vi của nhân viên thƣờng đƣợc đánh giá thông qua các bảng câu hỏi và phỏng vấn. Để đo lƣờng đƣợc hành vi của nhân viên, phỏng vấn đo lƣờng hành vi dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi đƣợc xem là phƣơng pháp hữu hiệu nhất. Tùy thuộc vào mục đích điều tra, khám phá, câu hỏi sẽ hƣớng vào đó để tìm hiểu suy nghĩ, thái độ và phản ứng của ngƣời nhân viên trong một tình huống cụ thể (Ao Thu Hoài, 2012).