Để kiểm tra xem mẫu điều tra có đủ lớn và có đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố hay không, tác giả tiến hành kiểm định hệ số Kaiser - Meyer - Olkin và kiểm định Bartlett’s. Điều kiện cần để phân tích EFA là giữa các biến quan sát phải có mối quan hệ đủ lớn. Với kiểm định KMO có hệ số KMO = 0.575> 0.5 nên phân tích EFA là
phù hợp. Kiểm định Bartlett’s có giá trị Sig. = 0.000 < 0.005 chứng tỏ các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.
Bảng 4.3: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test (lần 1) KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .575
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 1472.593
df 153
Sig. .000
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Kết quả phân tích EFA lần 1 (Phụ lục 9) có số lƣợng nhân tố đƣợc xác định ở nhân tố có giá trị Eigenvalues = 1.068 ≥ 1, giá trị Eigenvalues đại diện cho phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào có giá trị Eigenvalues lớn hơn hoặc bằng một mới đƣợc giữ lại trong mô hình phân tích. Kết quả EFA lần một cho thấy có 5 nhân tố đƣợc rút ra. Và 5 nhân tố này giải thích đƣợc 68.692 % (> 50%) độ biến thiên của dữ liệu chứng tỏ phân tích EFA là phù hợp. Với giá trị Hệ số tải nhân tố (Factor loading) của mỗi biến quan sát tại mỗi dòng đều lớn hơn 0.5 cho thấy có sự tƣơng quan cao giữa các biến quan sát với các nhân tố (Phụ lục 9).
Sau khi fix lại ma trận xoay thành 5 nhân tố và loại các biến không đạt yêu cầu, ta thực hiện phân tích EFA lần 2 cho các biến còn lại.
Bảng 4.4: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test (lần 2)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .568
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 1448. 299
df 153
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA các biến đ c lập lần 2
Rotated Component Matrixa
Component 1 2 3 4 5 DL2 .901 DG3 .881 DG4 .840 DL3 .821 DL4 .839 DL5 .833 DG5 .816 DG6 .810 DP2 .859 DP4 .830 DP3 .806 TP3 .799 TP1 .760 TP2 .646 TP4 .582 PM4 .834 PM1 .706 PM3 .462
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations.
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Qua phân tích EFA lần hai ta giữ lại đƣợc 18 biến quan sát. Đồng thời kiểm định Bartlett’s cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối quan hệ tƣơng quan với nhau (Mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05) với hệ số KMO = 0.568 (0.5 < KMO < 1.0), chứng tỏ phân tích EFA cho việc nhóm các biến quan sát này lại với nhau là phù hợp.
Kết quả 5 nhân tố với tổng phƣơng sai trích là 68.005 %, tức là khả năng sử dụng 5 nhân tố này để giải thích cho 18 biến quan sát là 68.005 % (> 50%), 5 nhân tố này đƣợc mô tả nhƣ sau:
Nhân tố thứ nhất được đo lường bằng 4 biến quan sát bao gồm:
- DL2: Nhận đƣợc sự ghi nhận về công việc của cấp trên khi làm tốt công việc.
- DG3: Việc đánh giá kết quả làm việc đã thực sự giúp ích để nâng cao chất lƣợng thực hiện công việc
- DG4: Quá trình đánh giá kết quả làm việc giúp cho có kế hoạch rõ ràng về việc đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân
- DL3: Lãnh đạo khen thƣởng kịp thời về thành tích
Các yếu tố thành phần này đo lƣờng kết quả thực hiện công việc, vấn đề đánh giá và khen thƣởng của nhà hàng, khách sạn tại TP. Cam Ranh đối với nhân viên có thành tích tốt nên nhân tố này đƣợc đặt tên là Đánh giá và khen thƣởng, ký hiệu là DG. Nhân tố này có giá trị Eigenvalues = 4.544> 1 và giải thích đƣợc 25,243% phƣơng sai. Trong các biến thuộc thành phần chế độ Đánh giá và khen thƣởng thì nhân viên đánh giá yếu tố DL2 là yếu tố quan trọng, tác động lớn nhất với hệ số tải nhân tố là 0.901 (xem Phụ lục 9).
Nhân tố thứ hai được đo lường bằng 4 biến quan sát bao gồm:
- DL4: Nhận đƣợc phần thƣởng xứng đáng với kết quả đóng góp. - DL5: Hiểu rõ về các khoản tiền thƣởng trong đơn vị.
- DG5: Ngƣời quản lý đánh giá cao vai trò của việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên.
- DG6: Đƣợc biết nhận xét của lãnh đạo về mức độ hoàn thành công việc.
Các yếu tố thành phần này đo lƣờng về hành vi của Tạo động lực, đem lại động lực cho nhân viên nhƣ động viên, khuyến khích, công bằng, minh bạch nên nhân tố này đƣợc đặt tên là Tạo động lực làm việc, ký hiệu DL. Nhân tố này có giá trị Eigenvalues = 2.491> 1 và giải thích đƣợc 39.083 % phƣơng sai. Trong các biến thuộc thành phần Đánh giá kết quả làm việc thì nhân viên đánh giá yếu tố DL4 là yếu tố quan trọng, tác động lớn nhất với hệ số tải nhân tố là 0.839. (xem Phụ lục 9).
Nhân tố thứ ba được đo lường bằng 3 biến quan sát bao gồm:
- DP2: Học tập làm tăng cơ hội thăng tiến trong công việc. - DP4: Luôn đƣợc tạo điều kiện phát triển cá nhân
- DP3: Có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp.
Các yếu tố thành phần này đo lƣờng vấn đề học tập và phát triển của nhân viên thông qua nhận thức về cơ hội, điều kiện trƣởng thành và thăng tiến nghề nghiệp nên nhân tố này đƣợc đặt tên là Đào tạo và phát triển, ký hiệu là DP. Nhân tố này có giá trị Eigenvalues = 2.106> 1 và giải thích đƣợc 50.782% phƣơng sai. Trong các biến thuộc thành phần đào tạo và phát triển thì nhân viên đánh giá yếu tố DP3 là yếu tố quan trọng, tác động lớn nhất với hệ số tải nhân tố là 0.859. (xem Phụ lục 9).
Nhân tố thứ tư được đo lường bằng 4 biến quan sát bao gồm:
- TP3: Thu nhập tƣơng xứng với kết quả làm việc - TP1: Đƣợc trả lƣơng công bằng
- TP2: Thu nhập đảm bảo đƣợc mức sống hàng ngày - TP4: Các chƣơng trình phúc lợi có giá trị
Các yếu tố thành phần này đo lƣờng mức thù lao và các phúc lợi mà doanh nghiệp dành cho nhân viên nên nhân tố này đƣợc đặt tên là Thù lao và phúc lợi, ký hiệu TP. Nhân tố này có giá trị Eigenvalues = 1.898> 1 và giải thích đƣợc 61.327 % phƣơng sai. Trong các biến thuộc thành phần môi trƣờng làm việc thì nhân viên đánh giá yếu tố TP3
là yếu tố quan trọng, tác động lớn nhất với hệ số tải nhân tố là 0.799. (xem Phụ lục 9).
Nhân tố thứ n m được đo lường bằng 3 biến quan sát bao gồm:
- PM4: Đƣợc cập nhật những thay đổi liên quan đến công việc của mình - PM1: Công việc đƣợc xác định phạm vi, trách nhiệm rõ ràng
- PM3: Công việc không bị chồng chéo
Các yếu tố thành phần này đo lƣờng các chính sách liên quan đến nhân sự trong tổ chức đều đƣợc thông báo rõ ràng, thông tin để thực hiện công việc, hƣớng dẫn của cấp trên, chức năng nhiệm vụ không chồng chéo nên nhân tố này đƣợc đặt tên là Phân tích và mô tả công việc, ký hiệu là PM. Nhân tố này có giá trị Eigenvalues = 1.202> 1 và giải thích đƣợc 68.005 % phƣơng sai. Trong các biến thuộc thành phần Phân tích và mô tả công việc thì nhân viên đánh giá yếu tố PM4 là yếu tố quan trọng, tác động lớn nhất với hệ số tải nhân tố là 0.834. (Xem Phụ lục 9)