Nguyên tắc và hình thức của tín dụng đầu tư 25-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển vĩnh long (Trang 34 - 37)

Các nguyên tắc của tín dụng ĐTPT của Nhà nước: Xuất phát từ bản chất

của tín dụng ĐTPT của Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế có sản xuất, kinh doanh một số mặt hàng, ở một số vùng trong nền kinh tế . Do vậy tín dụng ĐTPT của Nhà nước vừa có những nguyên tắc của hoạt động tín dụng nói chung và những nguyên tắc riêng của nó.

Nguyên tắc lựa chọn đối tượng

Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một trong những công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước. Đối tượng của tín dụng ĐTPT của Nhà nước có thể là một bộ phận dân cư, ngành lĩnh vực kinh tế, hoặc là những dự án đầu tư có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả quốc gia. Do vậy tùy theo từng mặt hàng cần khuyến khích hỗ trợ mà nhà nước quy định đối tượng ưu tiên trong từng thời kỳ, từng năm. Điều này thể hiện một quan điểm rất rõ ràng của Nhà nước là: do nguồn lực tài chính có hạn Nhà nước không thể hỗ trợ cho tất cả các mặt hàng, nên chỉ nhằm hỗ trợ vào các mặt hàng mới có thị trường chưa có sức cạnh tranh mạnh mẽ và những mặt hàng để duy trì các thị trường truyền thống. Mặt khác, mục đích của Nhà nước hỗ trợ nhằm giúp cho mặt hàng đó nhanh chóng đứng vững trong thị trường, nhanh chóng đủ sức cạnh tranh khi bước vào hội nhập và lúc đó không cần sự giúp đỡ của Nhà nước. Một điểm nữa cần nói đến là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, khi đã cùng một sân chơi, các tổ chức thương mại quốc tế không cho phép bất cứ một nước nào có hình thức bảo hộ hỗ trợ cho các mặt hàng riêng của mình trong thời gian quá dài.

Nguyên tắc huy động vốn

Quy mô của tín dụng ĐTPT của Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào quy mô vốn NSNN dành cho tín dụng ĐTPT, cũng như quy mô huy động vốn từ nền kinh tế. Quy mô của nguồn vốn tín dụng tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, việc huy động vốn phải đảm bảo 2 nguyên tắc sau:

- Huy động vốn phải đảm bảo các cân đối của nền tài chính quốc gia, đặc biệt là cân đối giữa nguồn vốn. Việc huy động vốn phải được đặt trong quan hệ với các kênh huy động khác, phải bảo đảm chi tiêu an toàn nợ nước ngoài, phải cân đối

với nhu cầu sử dụng vốn thực tế và chỉ được xem xét trong mối quan hệ điều tiết tiền-hàng nhằm ổn định và phát triển thị trường tài chính.

- Huy động vốn phải tuân thủ các quy luật của thị trường (cung cầu về vốn) đảm bảo việc tập trung huy động nhanh, thời gian hợp lý và hỗ trợ cho việc phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Nguyên tắc sử dụng vốn:

Nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đúng tiến độ đầu tư dự án, hoặc các hợp đồng xuất khẩu nhằm duy trì sự điều tiết vĩ mô và bảo đảm cho các dự án đầu tư có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cho Nhà nước. Quản lý và sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải đi đôi với việc hoàn trả. Do vậy, đi đôi với việc thẩm định tính hiệu quả của phương án kinh doanh của dự án đầu tư là phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn, đây là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đối với việc hoàn trả nợ vay trong hoạt động tín dụng. Lãi suất linh hoạt theo khả năng sinh lời của từng dự án, diễn biến của thị trường nhưng luôn thấp hơn lãi suất thị trường cùng thời kỳ. Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn còn phải thông qua một cơ chế xử lý rủi ro thích hợp.

Nguyên tắc bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay là nguyên tắc bắt buộc đối

với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói riêng. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động tín dụng ĐTPT của nhà nước là lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, do vậy rủi ro trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước là không nhỏ. Để bảo tồn nguồn vốn tín dụng Nhà nước buộc các đối tượng vay vốn phải có biện pháp bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay có thể gồm các hình thức chủ yếu sau:

Một là, đảm bảo bằng hình thức cầm cố thế chấp tài sản trước khi vay vốn, tuy nhiên việc bảo đảm tiền vay chỉ tối thiểu bằng 30% mức vốn vay.

Hai là, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nghĩa là tài sản được hình thành sau đầu tư thì chủ đầu tư không được phép chuyển nhượng hoặc bán cho các chủ đầu tư khác mà phải làm thủ tục thế chấp với đơn vị cho vay vốn theo quy định của Nhà nước.

Ba là, bảo lãnh tín dụng bằng uy tín hoặc vật chất của người thứ ba. Tuy nhiên TDNN có tính chất hỗ trợ, ưu đãi Nhà nước, nên đòi hỏi về bảo đảm tiền vay cũng có tính hỗ trợ không khắt khe như các hoạt động tín dụng khác.

Nguyên tắc hoàn trả vốn vay

Hoàn trả nợ vay là một trong những nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói riêng. Nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được nằm trong nguồn Nhà nước phải huy động từ các kênh khác nhau để hình thành nên nguồn vốn đó. Do vậy các đối tượng vay vốn ưu đãi của nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn này để hoàn trả cho nhà nước. Sau một quá trình hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh vốn được thu về để hoàn trả cho Nhà nước. Nguồn để trả cho Nhà nước gồm:

Đối với sản xuất kinh doanh xuất khẩu để thực hiện các hợp đồng ngoại: vốn gốc được hoàn trả từ nguồn doanh thu bán hàng và một phần lợi nhuận thu được để hoàn trả lãi vay.

Đối với dự án đầu tư: vốn gốc được dùng từ nguồn khấu hao cơ bản trích hàng năm để hoàn trả và lãi vay được trích trong chi phí sản xuất. Tuy nhiên Nhà nước cho phép chủ đầu tư có thể dùng nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả vốn.

Các hình thức tín dụng ĐTPT của Nhà nước

Căn cứ vào thời hạn cho vay, người ta có thể chia TDNN ra thành:

+ Tín dụng ngắn hạn: tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cho vay để mua nguyên liệu, vật tư máy móc, để thu mua chế biến hàng xuất khẩu.

+ Tính dụng trung và dài hạn: thời hạn của tín dụng trung và dài hạn tùy thuộc vào mỗi nước. Ở Việt nam tín dụng trung và dài hạn từ 1 năm đến 5 năm, tín dụng dài hạn từ 5 năm trở lên. Hình thức tính dụng này được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới, cải tạo mở rộng khôi phục, cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ.

Tóm lại, đề tài xây dựng quan điểm một sản phẩm tín dụng có chất lượng bao hàm 3 yếu tố cơ bản, trong đó có một yếu tố mang tính cố định, đó là : tính công dụng của sản phẩm tín dụng, và hai yếu tố mang tính linh động, có thể tác động làm thay đổi chất lượng tín dụng, gồm có: ngân hàng cấp tín dụng phải có khả năng thu hồi được nợ vay đúng hạn đồng thời vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dư nợ vay ổn định theo thời gian, và khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản

phẩm tín dụng của ngân hàng, hay nói một cách khác là sản phẩm tín dụng của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển vĩnh long (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)