Mã biến Tên biến
DU1 Công chức phụ trách hỗ trợ rất chuyên nghiệp, nhiệt tình hướng dẫn khi tôi gặp sự cố trong kê khai thuế điện tử. DU2 Những yêu cầu của tôi về kê khai thuế điện tử đều được cơ
quan thuế trả lời một cách nhanh chóng.
DU3 Cơ quan thuế ln có những điều chỉnh kịp thời khi trang web gặp sự cố
3.3.6. Thang đo thành phần Mức độ tin tưởng của người giao dịch
Thang đo Mức độ tin tưởng của người giao dịch được tác giả kế thừa từ thang đo E-SQ của Parasuraman et al. (2005). Thang đo gốc này gồm 4 biến quan sát, tuy nhiên sau quá trình dịch thuật và thảo luận nhóm đã lược bỏ đi 01 biến quan sát do có sự trùng lắp về nội dung theo ngơn ngữ Việt Nam. Như vậy thang đo này cịn lại 03 biến quan sát được mã hóa từ TT1 đến TT3. Thang đo này nói nên Mức độ tin tưởng của người giao dịch của người dân vào việc giao dịch thuế điện tử do Cục thuế cung cấp. Thang đo này được miêu tả trong bảng sau:
Bảng 3.6: Các thành phần của thang đo Mức độ tin tưởng của người giao dịch
Mã biến Tên biến
TT1 Việc đăng ký chứng thư số và mua chữ ký điện tử để vào trang web là an toàn
TT2 Chỉ cần cung cấp dữ liệu cá nhân được cấp phát để xác thực tài khoản trên website
TT3 Tôi tin rằng dữ liệu của doanh nghiệp sử dụng trong trang web kê khai thuế được lưu trữ một cách an toàn
3.3.7. Thang đo thành phần Sự hài lòng người nộp thuế
Thang đo Sự hài lòng của NNT khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử gồm 4 biến quan sát và được mã hóa từ HL1 đến HL4. Tác giả sử dụng thang đo Sự hài lòng theo theo thang đo gốc EGOVSAT của Abhichandani et al. (2006) và có điều chỉnh nội dung của 2 biến quan sát cho phù hợp với tình hình thực tế nghiên cứu của đề tài. Các miêu tả cụ thể của thang đo này được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.7: Các thành phần của thang đo Sự hài lòng người nộp thuế
Mã biến Tên biến
HL1 Tôi rất tin tưởng khi sử dụng dịch vụ kê khai thuế và nộp thuế điện tử.
HL2 Tôi cảm thấy rất thỏai mái khi sử dụng dịch vụ khai thuế và nộp thuế điện tử
HL3 Tơi cảm thấy hài lịng khi sử dụng dịch vụ kê khai và nộp thuế qua mạng
HL4 Doanh nghiệp tôi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ kê khai và nộp thuế qua mạng
Tóm tắt chương 3
Chương này mô tả các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để xây dựng và đánh giá các khái niệm nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu thử nghiệm và quy mô của các giả định. Phương pháp nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận tay đôi với một số cán bộ thuộc bộ phận kê khai thuế qua mạng tiếp đo thang đo này được tác giả đưa vào thảo luận nhóm với nhóm nhỏ NNT tại các Chi cục Thuế TP. Nha Trang và các huyện. Các khảo sát định lượng đã được thực hiện để tùy chỉnh và hoàn thiện cho bảng câu hỏi. Sau khi bảng câu hỏi được sửa đổi hồn chỉnh, khảo sát định lượng chính thức sẽ được hồn thành. Chất lượng dịch vụ thuế trực tuyến được đo lường bởi 06 thành phần thang đo với tổng cộng 26 biến quan sát. Dữ liệu được thu thập sau khi mã hóa và đưa vào chương trình thống kê SPSS 20.0 để phân tích xử lý số liệu phục vụ công tác nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trong Chương 3, nghiên cứu trình bày các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện để xây dựng, đánh giá và kiểm tra các mơ hình và giả định. Trong chương này, nghiên cứu trình bày các kết quả thu được sau khi phân tích dữ liệu. Nội dung của bài trình bày bao gồm: mơ tả dữ liệu nghiên cứu, trình bày kết quả thống kê mô tả, xác minh độ tin cậy của thang đo, phân tích các yếu tố EFA, điều chỉnh mơ hình nghiên cứu, xác minh mơ hình nghiên cứu, phân tích phương sai của tác giả để phát hiện sự khác biệt giữa các thành phần dựa trên các yếu tố nhân khẩu học và đề xuất một số giải pháp thu hút NNT vào TMĐT với hệ thống thuế tại Khánh Hòa.
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đang quản lý thuế đối với trên 45.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh cá thể; và trên 637.000 cá nhân làm công ăn lương…với 9 phòng tham mưu, quản lý thuế; 4 phòng thanh tra, kiểm tra và 4 Chi cục thuế.
Khảo sát được thực hiện trên bảng câu hỏi chính thức trong giai đoạn tháng 10 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Kết quả khảo sát thu về như sau:
- Tổng số bảng khảo sát được gửi đi: 100 bảng câu hỏi + khảo sát qua mạng (Google form).
- Số bảng câu hỏi thu về: 245 bảng câu hỏi (trong đó gồm 88 bảng khảo sát bằng giấy + 157 quan sát được khảo sát qua mạng).
- Sau khi làm sạch dữ liệu và loại bỏ những mẫu không hợp lệ, số mẫu cuối cùng được sử dụng để phân tích dữ liệu là 210 mẫu. Số lượng mẫu này đạt yêu cầu về kích thước mẫu tối thiểu được đề cập ở Chương 3.
Bảng 4.1: Kết quả thơng tin cá nhân của khách hàng
Tiêu chí Phân loại Tần suất Tỷ lệ %
Giới tính Nam 85 40,48
Nữ 125 59,52
Tiêu chí Phân loại Tần suất Tỷ lệ % Từ 31 đến 40 89 42,38 Từ 41 đến 50 60 28,57 Trên 50 20 9,52 Chức vụ Kế toán 115 54,76 Kế toán trưởng 81 38,57 Khác 14 6,67 Mức độ sử dụng internet trong tuần
Dưới 1 giờ 5 2,38
Từ 1 – 5 giờ 18 8,57
Từ 6 – 10 giờ 36 17,14
Từ 11 đến 20 giờ 56 26,67
Trên 20 giờ 95 45,24
(Nguồn: Tính tốn từ dữ liệu điều tra)
Từ kết quả thống kê trên 4.1 ta có thể nhận xét như sau:
- Về giới tính: Chiếm tỷ lệ lớn trong khảo sát là nữ giới (59,52%) trong khi đó nam giới chiếm tỉ lệ thấp hơn (40,48%). Điều này được lý giải là do đặc thù nghề nghiệp kế toán hiện nay chủ yếu là nữ giới và người trực tiếp kê khai thuế của doanh nghiệp thuộc bộ phận kế toán.
- Về độ tuổi: Những người được khảo sát đa số nằm trong độ tuổi trung niên. Chiếm nhiều nhất là nhóm có độ tuổi từ 31- 40 (chiếm 42,38%) kế ngay đó là nhóm có độ tuổi từ 41 – 50 (chiếm 28,57%). Đây là những người thường có kinh nghiệm nhiều trong việc kê khai thuế. Kế toán thuế là cơng việc địi hỏi tính cẩn thận và khả năng nghiệp vụ vững vàng nên đa số các công ty thường giao cho nhân viên kế toán trong độ tuổi này. Đối với doanh nghiệp lớn việc kế toán thuế thường do kế toán trưởng trực tiếp phụ trách và có bộ phận kế tốn thuế riêng. Một số cơng ty nhỏ thì kế tốn tổng hợp kiêm ln kế tốn thuế, chính vì địi hỏi nghiệp vụ vững vàng và kiêm nhiều vị trí nên những người trong độ tuổi này thường được ưu tiên do đủ độ chín trong nghiệp vụ. Nhóm có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 19,52%) do độ tuổi này còn khá trẻ và còn thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ nhưng ưu điểm
của họ là tính tương tác và học hỏi CNTT tốt hơn các nhóm cịn lại. Nhóm có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ 9,52%) do đây là độ tuổi sắp về hưu hơn nữa những người có tuổi thường tiếp thu chậm những ứng dụng cơng nghệ, đặc biệt là khi các công nghệ này được đổi mới liên tục.
- Về chức vụ của mẫu được khảo sát, đa phần người được khảo sát đều là kế tốn thuế của các cơng ty, họ thường là những kế toán làm dịch vụ khai báo thuế cho đồng thời nhiều công ty nên thường xuyên tiếp xúc với công việc kê khai thuế (chiếm 54,76%), tỷ lệ tiếp theo giữ chức vụ là kế toán trưởng (chiếm 38,57%) do các cơng ty lớn thường có bộ phận kế tốn thuế riêng biệt gồm nhiều kế toán thuộc mỗi lĩnh vực riêng và một kế toán trưởng chuyên thực hiện khai báo thuế. Một số ít cơng ty có quy mơ nhỏ thì kế tốn trưởng là người trực tiếp kê khai. Điều đặc biệt là nhóm chức vụ khác chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 6,67% điều này theo tìm hiểu của tác giả là do một số cơng ty nhỏ khơng có bộ phận kế tốn nên có thể chính chủ doanh nghiệp trực tiếp kê khai hoặc nhờ một cá nhân khác hiểu biết về thuế kê khai giùm vì số hóa đơn của những doanh nghiệp này khơng lớn hoặc có khi khơng phát sinh doanh thu.
- Về mức độ sử dụng internet trong tuần: Trong thời đại bùng nổ CNTT như hiện nay thì việc sử dụng và ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên được doanh nghiệp quan tâm. Qua khảo sát ta có nhận xét, thời gian truy cập internet trung bình tuần của đối tượng khảo sát chủ yếu ở mức trên 20 giờ chiếm tỉ lệ khá cao (45,24%), từ 11 – 20 giờ trong tuần (chiếm 26,67%) đây mức truy cập so với thế giới là khá cao và dần bắt kịp với các nước phát triển (trong nghiên cứu của Xenia Papadomichelaki & Gregoris Mentzas, 2012 tỷ lệ truy cập internet trong tuần ở mức trên 20 giờ chiếm tới 46,9%). Kế đó là nhóm có thời gian truy cập từ 6 -10 giờ một tuần (chiếm 17,14%). Thấp nhấp là nhóm có mức độ truy cập dưới 1 giờ một tuần (chỉ chiếm 2,38%) theo tìm hiểu thì đây là những cơng ty siêu nhỏ hoặc doanh thu rất thấp.
Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số Cronbach’s anpha lớn hơn hoặc bằng 0,8. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach‘s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 trích trong Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ loại bỏ những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 và những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3.
4.2.1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của người nộp thuế
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s alpha các yếu tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng người nộp thuế lần 1
Biến quan sát Tương quan
biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại
bỏ biến Hệ số Cronbach’s Alpha Sử dụng dễ dàng DD1 0,520 0,603 0,699 DD2 0,511 0,614 DD3 0,517 0,607
Dịch vụ đảm bảo, tin cậy
TC1 0,511 0,752 0,774 TC2 0,563 0,728 TC3 0,626 0,694 TC4 0,609 0,702 Độ an toàn và bảo mật
Biến quan sát Tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại
bỏ biến Hệ số Cronbach’s Alpha AT1 0,758 0,853 0,886 AT2 0,720 0,862 AT3 0,687 0,869 AT4 0,726 0,.861 AT5 0,729 0,860 Tính hiệu quả HQ1 0,739 0,786 0,849 HQ2 0,625 0,835 HQ3 0,714 0,799 HQ4 0,679 0,813
Mức độ sẵn sàng của cơ quan thuế
DU1 0,668 0,780
0,827
DU2 0,.645 0,801
DU3 0,746 0,697
Mức độ tin tưởng của người giao dịch
TT1 0,514 0,606
0,696
TT2 0,491 0,644
TT3 0,543 0,567
(Nguồn: Tính tốn từ dữ liệu điều tra)
- Thành phần Sử dụng dễ dàng gồm 3 biến quan sát là: DD1, DD2 và DD3. Cả 3 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,3. Ngồi ra, thang đo Sử dụng dễ dàng có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.699 (lớn hơn
0,6). Vì vậy, thang đo này đạt yêu cầu và tất cả các biến của thành phần này đều được đưa vào phân tích nhân tố.
- Thành phần Dịch vụ đảm bảo, tin cậy gồm 4 biến quan sát là: TC1, TC2,
TC3, và TC4. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,3. Ngoài ra, thang đo Dịch vụ đảm bảo, tin cậy có hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha là 0.774 (lớn hơn 0,7). Vì vậy, thang đo này đạt yêu cầu và tất cả các biến của thành phần này đều được đưa vào phân tích nhân tố.
- Thành phần Độ an tồn và bảo mật gồm 5 biến quan sát là AT1, AT2, AT3, AT4, và AT5. Cả 5 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,3. Ngồi ra, thang đo q trình có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha rất cao đạt 0, 886 (lớn hơn 0,7). Vì vậy thang đo này đạt yêu cầu và tất cả các biến sẽ được sử dụng để tiến hành phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.
- Thành phần Tính hiệu quả: có 4 biến quan sát là HQ1, HQ2, HQ3 và HQ4. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó, thang đo quản lý này cịn có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,849. Thang đo này hoàn toàn đạt yêu cầu và là một thang đo tốt, tất cả các biến của thành phần này đều được đưa vào phân tích nhân tố.
- Thành phần Mức độ sẵn sàng của cơ quan thuế gồm 3 biến quan sát là
DU1, DU2 và DU3. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,3 lại ở mức khá cao (hệ số thấp nhất là 0,645). Bên cạnh đó, thang đo quản lý này cịn có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,827. Thang đo này hoàn toàn đạt yêu cầu và là một thang đo rất tốt, tất cả các biến của thành phần này đều được đưa vào phân tích nhân tố.
- Thành phần Mức độ tin tưởng của người giao dịch gồm 3 biến quan sát là: TT1, TT2 và TT3. Cả 3 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,3. Ngoài ra, thang đo Mức độ tin tưởng của người giao dịch có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ở mức chấp nhận được là 0,696. Vì vậy, thang đo này đạt yêu cầu và tất cả các biến của thành phần này đều được đưa vào phân tích nhân tố.
Nhìn chung, hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần dùng để đo Sự hài lòng NNT là khá cao, các thang đo hầu hết đều đạt hệ số Cronbach’s Alpha tiệm cận và trên 0,7. Điều này cho thấy, các thang đo của các thành phần độc lập trong mơ hình nghiên cứu đề xuất đều đạt được độ tin cậy khá tốt trong bối cảnh nghiên cứu tại Khánh Hịa và hồn tồn có thể được sử dụng cho các phân tích tiếp theo. 4.2.2. Thang đo Sự hài lòng của người nộp thuế
Bảng 4.3: Kết quả Cronbach’s alpha thang đo Sự hài lòng người nộp thuế:
Biến quan sát Tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ
biến Hệ số Cronbach’s Alpha HL1 0,724 0,732 0,819 HL2 0,561 0,808 HL3 0,650 0,769 HL4 0,634 0,776
(Nguồn: Tính tốn từ dữ liệu điều tra)
Thang đo Sự hài lòng của người nộp thuế gồm 4 biến, đó là: HL1, HL2, HL3, HL4. Qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, cho thấy tất cả 04 biến quan sát đều đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,819 cho thấy đây là thang đo lường tốt.
Bảng 4.4: Tổng hợp đánh giá chất lượng thang đo THANG ĐO HỆ SỐ THANG ĐO HỆ SỐ
ALPHA KẾT LUẬN
Sử dụng dễ dàng 0,699 Đạt yêu cầu
Dịch vụ đảm bảo tin cậy 0,774 Chất lượng Độ an toàn, bảo mật 0,886 Chất lượng tốt
Tính hiệu quả 0,849 Chất lượng tốt
Mức độ sẵn sàng của cơ quan thuế 0,827 Chất lượng tốt Mức độ tin tưởng của người giao dịch 0,696 Đạt yêu cầu
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá được tiến hành.