Phân loại năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 28)

Đã có rất nhiều những nhà chuyên môn đã nghiên cứu và có những công trình nghiên cứu công phu về năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn như Momaya (2002), Ambastha và cộng sự (2005), hoặc các tác giả người Mỹ như Henricsson và các cộng sự (2004)… đã hệ thống hóa và phân loại các nghiên cứu và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo 3 loại: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh hoạt động, năng lực cạnh tranh dựa trên khai thác, sử dụng tài sản và năng lực cạnh tranh theo quá trình.

* Năng lực cạnh tranh hoạt động là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt dộng kinh doanh trên thực tế như: Thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí v.v… Theo những chỉ tiêu này, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp…

* Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản là xu hướng nghiên cứu nguồn hình

thành năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng các nguồn lực như nhân lực, công nghệ, lao động. Theo đó, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những

doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao động, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này.

* Năng lực cạnh tranh theo quá trình là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực năng lực cạnh tranh. Các quá trình bao gồm: Quản lý chiếc lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp (sản xuất, chất lượng…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)