Thách thức từ môi trường hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 92 - 94)

- Áp lực cạnh tranh từ các công ty tồn tại lâu trong ngành, với kinh nghiệm áp lực từ sự thay đổi không ngừng về mặt công nghệ, với tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ, là một áp lực khá lớn đối với các công ty xây dựng nói chung và Công ty TNHH PLC nói riêng.

- Áp lực cạnh tra

nh từ các công ty nước ngoài ngày càng tăng tại Việt Nam. Với thế mạnh về công nghệ, nhân lực, năng suất lao động, tài chính … các công ty này chắc chắn sẽ là những đối thủ lớn trong ngành đối với các công ty trong nước.

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH PLC

Xuất phát từ kết quả phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty; căn cứ vào chiến lược, quy hoạch và mục tiêu phát triển trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu và định hướng phát triển của Công ty TNHH PLC giai đoạn 2016 - 2024, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty như sau:

thành xây lắp công trình:

Là một doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm là các công trình xây dựng có giá trị cao, tuổi thọ công trình dài. Công ty luôn nhận thức được chỉ có đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt thì mới đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng công trình và cạnh tranh lâu dài được trên thương trường với các công ty khác. Chính vì vậy thời gian qua công ty đã dùng rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình như: Đã thành lập hai tổ giám sát có chức năng, nhiệm vụ cụ thể riêng. Một tổ có nhiệm vụ giám sát kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào từ khâu thu mua đến bảo quản cất giữ nhằm có được nguyên vật liệu đạt chất lượng, đảm bảo phục vụ kịp thời cho tiến độ thi công, giảm thiểu đến mức tối đa mức hao hụt nguyên vật liệu. Một tổ có nhiêm vụ giám sát khâu thi công và kiểm tra chất lượng, kỹ thuật nhằm tránh tình trạng "rút lõi công trình" làm giảm chất lượng sản phẩm và gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.

Sở dĩ đây được coi là giải pháp ưu tiên hàng đầu là vì như phần phân tích thực trạng của công ty ta thấy khá rõ ràng đó là tình hình doanh thu tuy tăng cao nhưng lợi nhuận ròng lại rất thấp, mặt khác công ty cũng đã tham dự đấu thầu một số công trình nhưng đều thất bại mà nguyên nhân chính là do tình trạng giá vốn hàng bán còn cao, giá dự thầu cao hơn giá dự toán công trình đã được phê duyệt. Điều này đã làm giảm khả năng tích luỹ, mở rộng sản xuất, giảm đầu tư và năng lực cạnh tranh của công ty. Do vậy, biện pháp hạ thấp giá thành nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường.

Giá thành là một yếu tố rất quan trọng khi doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Với chất lượng như nhau thì giá cả là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, đặc biệt đối với một công ty xây dựng thì yếu tố này lại càng có ý nghĩa quan trọng vì giá trị của công trình thường khá lớn. Doanh nghiệp nào có yếu tố giá cả thấp hơn sẽ được các chủ đầu tư quan tâm nhiều hơn.Vậy để giảm được yếu tố này thì công ty cần tìm biện pháp nhằm giảm giá thành xây lắp đến mức có thể để tăng năng lực cạnh tranh.

Trong đó: GXL: Giá xây lắp

CPNVL: Chi phí nguyên vật liệu CPNC: Chi phí nhân công

CPC: Chi phí chung

Theo công thức trên thì giá thành xây lắp thì bằng chi phí nguyên vật liệu cộng với chi phí nhân công cộng với chi phí sản xuất chung. Do vậy để làm giảm giá thành thì ta sẽ tìm mọi biện pháp nhằm giảm được ba chi phí trên.

- Trước hết là hạ thấp chi phí nguyên vật liệu (CPNVL): Công ty phải quan tâm đến công tác thu mua nguyên vật liệu từ giá cả, điều kiện thanh toán, số lượng, chất lượng và thời gian cung ứng nhằm tránh mua phải nguyên vật liệu kém chất lượng và không được giao hàng đúng thời gian làm chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn phải kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu nhằm giảm thiểu hao hụt, thất thoát gây lãng phí, đồng thời giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu trong suốt quá trình thi công các công trình đặc biệt là định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt vật liệu phải trong phạm vi quy định.

Ngoài ra, công ty phải tận dụng triệt để nguồn nguyên vật liệu sẵn có do công ty tự sản xuất ra vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên vật liêu với chi phí thấp nhất.

- Hạ thấp chi phí nhân công (CPNC): Bằng cách tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất chung (CPC): Thông qua việc giảm tối đa chi phí Ngoài ra, công ty phải tiến hành sản xuất đúng quy trình đã thống nhất theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 từ khâu kiểm tra vật liệu đầu vào, biện pháp tổ chức thi công, nghiệm thu giai đoạn nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để có biện pháp xử lý để tránh những thiệt hại lớn hơn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty trên thương trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)