Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 29)

Yếu tố kinh tế: Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh

hưởng có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là: Tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ lãi suất.

* Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của các quốc gia khác. Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên thị trường quốc tế. Khi giá trị của đồng tiền trong nước thấp hơn so với giá trị của các đồng tiền khác, hàng hóa sản xuất trong nước sẽ tương đối rẻ hơn, còn hàng hóa sản xuất ngoài nước sẽ tương đối đắt hơn. Một đồng tiền thấp hay đang giảm giá sẽ làm giảm sức ép từ các công ty nước ngoài, tạo ra nhiều cơ hội để tăng sản phẩm xuất khẩu và ngược lại.

* Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, tỷ lệ lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước được. Nếu lạm phát tăng liên tục, các hoạt động đầu tư trở thành công việc hoàn toàn mới. Thực trạng của lạm phát là làm cho tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán được, khi đó nó sẽ hạn chế sự hoạt động của nền kinh tế, gây nên tình trạng thất nghiệp, và cuối cùng thì đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.

* Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất có thể tác động đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi suất rất quan trọng khi người tiêu dừng thường

xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hóa của mình. Tỷ lệ lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Chi phí này là nhân tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược.

* Yếu tố kỹ thuật - công nghệ: Ngày nay công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Thay đổi về công nghệ có thể làm cho các sản phẩm hiện đang sản xuất trở nên lỗi thời trong một khoảng thời gian ngắn. Cũng với thời gian đó có thể tạo ra được sản phẩm mới. Như vậy, công nghệ đồng thời có thể vừa là cơ hội cũng như mối đe dọa của doanh nghiệp. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã diễn ra xu hướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản phẩm. Bên cạnh đó, công nghệ cũng tạo ra nhiều phương pháp sản xuất mới, những phương pháp này cũng sẽ là những cơ hội hoặc thách thức của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải lường trước được những thay đổi do công nghệ mang lại.

* Các yếu tố chính trị - pháp luật: Các yếu tố chính trị - pháp luật cũng

có tác động lớn đến mức độ thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động phải tuân theo các quy định của chính phủ về thuê mướn nhân công, thuế, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường,… Những quy định này cũng có thể là cơ hội hoặc mối đe dọa với doanh nghiệp. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh thông qua luật pháp và quản lý nhà nước sẽ đảm bảo cho sự phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là bình đẳng và lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)