Phân tích nội bộ doanh nghiệp nhằm làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chính doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh để cuối cùng chỉ ra doanh nghiệp có những năng lực riêng biệt nào đó và những năng lực riêng biệt này tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Các chính sách chiến lược của công ty: Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, giúp hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nó vạch ra phương hướng và mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp trong trung hạn và dài hạn, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, vượt qua khó khăn thử thách để đi đến thành công. Chính sách và chiến lược bao gồm nhiều loại như: Chính sách nhân sự, chính sách sản phẩm, chính sách thị trường...Việc đề ra được các chính sách và chiến lược đúng là điều cơ bản để mọi doanh nghiệp giành được thành công trên thương trường. Làm được điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài, đức và nghệ thuật quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
Sự sẵn sàng của các nhân tố đầu vào: Các nhân tố đầu vào bao gồm: Nhân lực, nguyên vật liệu, phụ liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, công nghệ, thông tin. Các nhân tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải dự trữ đủ số lượng, chủng loại và chất lượng, để kịp thời cung cấp cho các bộ phận sản xuất kinh doanh khi cần, nếu không sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, làm giảm năng suất và chất lượng, hậu quả là làm giảm năng lực cạnh tranh. Đặc biệt trong thời đại ngày nay việc cung cấp thông tin về đối thủ và thị trường đúng và kịp thời cho các bộ phận là cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có thể chiến thắng trong cạnh tranh.
Nhận thức chung của người lao động trong doanh nghiệp
* Thứ nhất là, nhận thức của người lao động về cạnh tranh: Quy luật của
cạnh tranh là sẽ đào thải những cái yếu, cái không đủ năng lực. Do vậy nếu người lao động trong công ty chưa nhận thức được quy luật và không chịu rèn luyện, phấn đấu, học tập nâng cao trình độ, chưa nhận thức được vai trò và địa vị của mình trong dây chuyền sản xuất sẽ làm cho sản phẩm không đảm bảo chất lượng và như vậy sẽ gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh, cũng như sự tồn tại của doanh
nghiệp.
* Thứ hai là, sự hiểu biết của người lao động về chính sách luật pháp của
Nhà nước. Điều này rất quan trọng vì nếu kiến thức này của người lao động chưa được trang bị đầy đủ thì rất có thể gây ra những hành vi sai lầm xâm hại tới lợi ích của tập thể, của quốc gia, làm giảm uy tín của doanh nghiệp như: Họ có thể tham gia biểu tình, đình công mà pháp luật không cho phép.
* Thứ ba là, quan điểm về lao động: Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mọi người cần nhận thức rõ rằng là mình làm cho ai? và để làm gì? chứ không chỉ đơn thuần là làm thuê kiếm sống. Từ đó mới có ý thức lao động tốt, chủ động và sáng tạo nhằm xây dựng và phát triển công ty. Nếu quan điểm lao động không đúng sẽ dẫn tới kỷ luật lao động chấp hành không tốt, người lao động làm với tinh thần nghĩa vụ, hoàn thành công việc với chất lượng không cao, sản phẩm không có tính cạnh tranh và điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về trình độ tổ chức, quản trị doanh nghiệp
* Thứ nhất là về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, có năng suất. Ngược lại một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được phân chia thì hiệu quả hoạt động sẽ kém. Trong đó thì cơ cấu Ban lãnh đạo có phẩm chất và tài năng có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ biết làm cho bộ máy công ty vận hành đúng quy luật và còn phải làm cho nó hoạt động một cách linh hoạt, uyển chuyển cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường trong và ngoài doanh nghiệp.
* Thứ hai là công tác đào tạo: Quản trị doanh nghiệp trước hết là phải làm tốt công tác giáo dục đào tạo trong công ty. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho mọi thành viên. Từ đó giúp họ nhận thức tốt về pháp luật, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, khuyến khích mọi người tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng,
giảm thiểu những chi phí vô ích, ngoài ra còn tạo môi trường văn hoá lành mạnh trong công ty giúp mọi người đoàn kết, gắn bó, tạo dựng được tập thể vững mạnh