Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 104 - 125)

"Doanh nghiệp chỉ có thể nhận ra khi có bản sắc riêng và tạo được hình ảnh đẹp trong con mắt người tiêu dùng và xã hội", chính vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một bản sắc văn hoá riêng. Lãnh đạo công ty cần phải tăng cường giáo dục nhân viên về văn hoá của doanh nghiệp mình từ cách trang phục nhân viên, cách trang trí, bày biện trong công ty, thái độ cách ứng xử với khách hàng, chất lượng hàng hoá dịch vụ đến uy tín, danh tiếng, thương hiệu của công ty. Giúp họ thấy được nét riêng của công ty mình, làm họ thêm yêu mến và cống hiến sự sáng tạo, nhiệt tình, hợp tác trong sản xuất để đạt được hiệu quả cao nhất. Củng cố và tăng cường mối quan hệ ngoại giao với các cơ quan ban ngành, đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.

Văn hóa doanh nghiệp là cách ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp đối với nhau, với người tiêu dùng, với cộng đồng xã hội, được hình thành trên nền tảng đạo đức, văn hoá của gia đình và xã hội, được vun đắp bởi tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản có giá trị trong kinh doanh, tài sản này được hình thành từ chính bản thân doanh nghiệp đó. Trước sự đòi hỏi gắt gao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một hành trang đầy đủ cho mình như chiến lược kinh doanh, thương hiệu và văn hóa kinh doanh mang bản sắc riêng, chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển bền vững. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty cần phải xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.

- Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ những quy định bất thành văn đơn giản như làm việc luôn đúng giờ, tinh thần luôn tốt nhất, sử dụng đồng phục.

Vì vậy Công ty cần xây dựng, thực hiện nghiêm quy chế khen thưởng, phúc lợi, quy chế về thời gian làm việc, các quy định cụ thể về trang phục làm việc, thẻ nhân viên, những quy định nơi giao tiếp công sở, giao tiếp qua điện thoại, thái độ và phong cách phục vụ khách hàng ... Hệ thống này sẽ tạo ra một phong cách riêng, vừa thể hiện sự phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh, văn hóa công trường vừa thể hiện nét bản sắc văn hóa trong quản lý của Công ty, đặc biệt trong quản lý và sử dụng con người.

- Thứ hai, trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh chỉ tiêu sản lượng, doanh số và lợi nhuận, Công ty cần thường xuyên quan tâm đến người lao động, có chính sách đãi ngộ phù hợp tạo ra động lực phát huy tối đa sức lực, trí tuệ, tâm huyết của người lao động; chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động và gia đình; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tạo dựng uy tín, sự tồn tại lâu dài cho Công ty.

- Thứ ba, hình ảnh, bản sắc văn hóa của Công ty còn được tạo dựng qua các hoạt động cụ thể của các tổ chức đoàn thể trong Công ty như: tổ chức tốt các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, quan tâm đến những người lao động đã nghỉ hưu để tạo ra không khí gắn bó và đồng tình của các bậc tiền bối, khuyến khích con em người lao động học tập, rèn luyện tạo niềm tin cho cha mẹ yên tâm làm việc. Các biện pháp này tác động trực tiếp, hàng ngày đối với người lao động, làm cho họ nhận thức rõ lợi ích của việc cống hiến công sức lao động, trí tuệ cho Công ty, không chỉ đơn thuần là tiền lương mà còn là các giá trị khác. Đó chính là một phần biểu hiện giá trị văn hóa của Công ty, làm tăng giá trị hình ảnh và năng lực cạnh tranh của Công ty trên thương trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đất nước đang trong quá trình đổi mới và phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu xây dựng là rất lớn, đây thực sự là cơ hội thuận lợi cho ngành xây dựng phát triển. Mặt khác cùng với quá trình hội nhập quốc tế, cơ hội đó mang đến cho các doanh nghiệp nhiều thuận lợi để phát triển, song khó khăn thử thách cũng không phải là ít. Nhận thức được điều này các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng đều phải cố gắng khai thác, tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có đồng thời khắc phục và hoàn thiện những mặt còn hạn chế, để có thể đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác không chỉ trong nước mà còn tiến xa trong khu vực và thế giới. Qua phân tích về thực trạng hoạt động của Công ty TNHH PLC những năm gần đây tác giả nhận thấy:

+ Tuy công ty còn có những mặt hạn chế như: Tiềm lực còn hạn hẹp, trình độ công nghệ còn lạc hậu, chưa hiện đại, trình độ nhân sự còn hạn chế ... nhưng với những ưu thế của mình như: kinh nghiệm thi công, công suất hiện có của số lượng máy móc thiết bị, phương pháp tổ chức quản lý thi công khoa học, mối quan hệ ngoại giao rất tốt với các chủ đầu tư ... cùng sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong thời gian qua đã thực sự khẳng định công ty đã, đang và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường đầy thử thách này và công ty sẽ là một đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và khu vực Miền Nam nói chung.

+ Dựa vào kết quả phân tích số liệu thứ cấp thu thập được và kết quả xử lý số liệu sơ cấp điều tra từ 35 khách hàng doanh nghiệp cho ta cái nhìn tổng thể và rõ nét hơn về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC.

+ Trong 5 công ty đem ra so sánh thì công ty xếp thứ 2, tuy nhiên nhìn chung vị thế cạnh tranh của công ty cũng khá cao với những lợi thế về nguồn nguyên vật liệu cũng như năng lực tài chính.

tranh của công ty so với các đối thủ khác trên địa bàn. Kết quả cho thấy tổng điểm đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC là (427.4778 điểm), cao hơn công ty xây dựng Trung Tín (290.8401 điểm), công ty cổ phần xây dựng Triều Phát (339.8681điểm), công ty TNHH xây dựng Phú Mỹ (323.0362điểm), tuy nhiên thấp hơn tổng điểm đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xây dựng Minh Tuấn (434.9333 điểm).

+ Từ kết quả điều tra có thể thấy những điểm mạnh của công ty là quản lý nguồn nguyên vật liệu và chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời công ty cũng còn tồn tại những hạn chế như: Thị phần, uy tín, chiến lược sản phẩm, giá cả, xúc tiến hỗn hợp, cơ sở vật chất, trang thiết bị…..

Trên cơ sở thông tin và kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phân tích mô hình SWOT cho công ty. Sau đó tôi đã đưa ra một số giải pháp khá sát với thực tiễn, khả thi và có tính thuyết phục giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước nhằm giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện cho công ty phát triển lớn mạnh và bền vững hơn nữa.

2. Kiến nghị

* Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế của Nhà

nước cho phù hợp với yêu cầu quốc tế, tạo môi trường kinh doanh ổn định:

Tăng cường sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Các công cụ chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân và nền kinh tế của đất nước. Do đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững.

Để hội nhập tốt hơn vào kinh tế khu vực và toàn cầu thì Chính phủ nên hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật như: Luật chống bán phá giá, luật cạnh tranh, luật quy định về bản quyền, luật đấu thầu , luật đầu tư ... cho phù hơp với luật quốc tế.

Đối với các văn bản dưới luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn phải kịp thời với thời điểm của luật, tránh tình trạng luật đã có hiệu lực mà văn bản hướng dẫn vẫn chưa có. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cạnh tranh của mình.

Bên cạnh luật pháp thì Nhà nước cũng cần hoàn thiện các chính sách kinh tế như: Chính sách tài chính, chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh, hàng rào thương mạib... nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các công ty trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động. Ví dụ: Để giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn khi nền kinh tế thế giới suy thoái thì Nhà nước ban hành chính sách tài chính ưu đãi cho các doanh nghiệp vay lãi suất thấp, thời gian kéo dài hoặc giãn thuế, giảm thuế phải nộp … từ đó sẽ tạo điều kiện cho các công ty có thể tích lũy lượng vốn cần thiết để cũng cố hoạt động SXKD, vượt qua được những khó khăn, thử thách và có điều kiện tham gia thi công các công trình.

Riêng đối với UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu:

+ Chú trọng công tác giải phóng mặt bằng nhanh, kịp thời.

+ Bố trí vốn thanh toán đúng thời gian quy định (Dự án nhóm C thanh toán không quá 2 năm)

+ Ban hành chính sách thu hút đầu tư: Như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường …

* Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục đào tạo khoa học kỹ

thuật, nghiên cứu triển khai:

Do hệ thống giáo đục và đào tạo còn nhiều bất cập: Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có.

Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại những người đã qua đào tạo. Rõ ràng chúng ta đang chi phí hai lần cả về thời gian và cả về tài chính cho một việc. Mà như vậy thì năng lực cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào

tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này. Vì vậy:

+ Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống giáo dục, cơ cấu đào tạo, hướng toàn dân vào những ngành nghề phù hợp với trình độ của mình và với yêu cầu của đất nước. Các trường dạy nghề phải tạo ra được những người thợ có tay nghề cao, ý thức kỷ luật, lao động tốt. Giáo dục đại học phải tạo ra những doanh nhân tài ba, những kỹ giỏi biết tiếp thu những thành tựu công nghệ hiện đại, biết cải tiến và nghiên cứu phát minh nhiều sáng kiến làm ra nhiều sản phẩm công nghệ mới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.

+ Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để cho các cán bộ nghiên cứu của các Viện, các trường đại học, các doanh nghiệp đi thực tập nghiên cứu ở nước ngoài, hợp tác nghiên cứu với họ để nâng cao trình độ. Mặt khác cả Nhà nước và doanh nghiệp cần có những chế độ ưu đãi cao đối với những cá nhân có sáng chế tốt, mang lại nhiều lợi ích nhằm khuyến khích những tài năng để họ không ngừng tìm tòi, nghiên cứu.

+ Nhà nước cần hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các doanh nghiệp, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.

Tất cả các biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho việc cung cấp nguồn nhân lực đầu vào cho các doanh nghiệp có chất lượng cao, giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

* Đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính:

Từ lâu nay thủ tục hành chính của các cơ quan công quyền của Việt Nam khá rườm rà gây khó khăn cản trở cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì vậy Nhà nước cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ những thủ tục, những

khâu không cần thiết trong quá trình xét duyệt đầu tư, áp thuế hải quan, thông quan hàng hoá, đăng ký kinh doanh ... thực hiện cơ chế một cửa nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, lao động và mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư. Đồng thời ban hành các chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm công chức, của doanh nghiệp, của người dân, ban hành luật thanh tra. Như vậy để đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho mọi tổ chức trong xã hội, cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực của mình trên thương trường. Cụ thể, ta thấy các sản phẩm xây lắp chủ yếu bán cho Nhà nước, công tác thanh tra giám sát đều trải qua các khâu như nhau. Vì vậy Nhà nước cần quy định cụ thể, tránh chồng chéo khi một dự án mà nhiều tổ chức thanh tra , kiểm tra như thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước, công an … mà doanh nghiệp không thể biết được kết luận của cơ quan nào là quyết định cuối cùng.

Tóm tắt Chương 3:

-Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH PLC tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu trong thời gian qua, cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đến 2024 và định hướng phát triển của Công ty, tác giả đã đưa ra 6 nhóm giải pháp có mối quan hệ mật thiết và mang tính hệ thống nhằm phát huy những lợi thế và có định hướng khắc phục những hạn chế để ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH PLC tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF),“Năng lực cạnh tranh quốc gia”, Hà Nội 2005.

2.Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), “Năng lực cạnh tranh quốc gia”, Hà Nội 2009.

3.Nguyễn Tấn Minh (2011), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến Tre”,

4.Ngô Văn Phú (2014), “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 104 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)