Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41)

Các hình thức xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp:

Quảng cáo: Trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào, quảng cáo là hình thức được sử dụng nhiều nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp, giới thiệu về quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình lao động, các thông tin, chỉ dẫn giúp khách hàng hiểu về doanh nghiệp và tìm đến với doanh nghiệp

Tuyên truyền hoạt động của doanh nghiệp trong xã hội

Hình ảnh một doanh nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quyết định lựa chọn doanh nghiệp của khách hàng. Việc phát triển hình ảnh của một doanh nghiệp rõ ràng và tin cậy ngày càng được coi trọng trong chính sách xúc tiến hỗn hợp Marketing của mỗi doanh nghiệp.

Các hoạt động tài trợ

Hoạt động tài trợ ngày càng được áp dụng rộng rãi, bởi thực tế hoạt động tài trợ đã góp phần đảm bảo sự thành công của hoạt động Marketing và xúc tiến

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần gia tăng ở đây dựa trên sự tin tưởng, gây dựng hình ảnh và tạo sự hiểu biết sâu rộng về doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xác định cho mình một chính sách xúc tiến hỗn hợp hợp lý nhằm tăng sự hiểu biết của khách hàng về doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh mang sắc thái riêng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, giành sự quan tâm của khách hàng, tăng doanh số hoạt động, hấp dẫn khách hàng mới, tăng sự gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tóm tắt Chương 1:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để chúng ta nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH PLC tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp mang tính khả thi trong việc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH PLC TẠI TÌNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PLC TẠI TỈNH BR-VT 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

* Giới thiệu về công ty:

-Tên công ty: Công ty TNHH PLC

-Trụ sở: Số 398, đường 27- 4, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

-Điện thoại: 0254 -373 939

* Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty TNHH PLC được thành lập ngày 06/04/2002, Giấy phép ĐKKD số: 4902000339. Đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 11/01/2005 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp. Công ty TNHH PLC được thành lập với vốn đăng ký kinh doanh lần đầu là 5 tỷ đồng.

Ngày 31/12/2013, Công ty TNHH PLC đăng ký giấy phép kinh doanh lần hai tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với vốn kinh doanh là 50 tỷ đồng.

Công ty TNHH PLC là một trong những đơn vị mạnh trong ngành xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được sự tín nhiệm cao của các chủ đầu tư và đối tác.

Sau thời gian hình thành và phát triển, trong suốt 16 năm qua công ty TNHH PLC đã, đang và sẽ góp phần xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn.

Lĩnh vực kinh doanh và thị trường hoạt động: * Lĩnh vực kinh doanh:

Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 4902000339 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp lần đầu vào ngày 04 tháng 06 năm 2002, sửa đổi bổ sung ngày 11 tháng 01 năm 2005.

Ngày 31/12/2013, Công ty TNHH PLC đăng ký giấy phép kinh doanh lần hai tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với vốn kinh doanh là 50 tỷ đồng.

Ngành nghề kinh doanh:

-Khai thác đá

-Xây dựng nhà các loại

-Xây dựng công trình đường bộ -Xây dựng công trình công ích

-Lắp đặt hệ thống điện

-Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước -Vận tải hàng hóa bằng đường bộ -Kinh doanh VLXD

* Thị trường hoạt động:

Công ty chủ yếu thi công các công trình dân dụng và công nghiệp trên địa bàn tỉnh và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng cho một số đơn vị ở Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh lân cận.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Chức năng, nhiệm vụ của công ty

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm trên cơ sở nguồn lực của công ty. Chỉ đạo các phòng, ban, đội, xưởng thực hiện kế hoạch mà công ty đã đề ra nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

- Bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với ngân sách Nhà nước.

- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động, tiền lương.

- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Công khai báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng và khách quan về hoạt động của công ty theo đúng quy định của Pháp luật.

- Đảm bảo thu nhập và phân phối cổ tức lợi nhuận cho các cổ đông khi kết thúc năm tài chính.

Giám đốc Phó giám đốc Xưởng sửa chữa Phòng tài chính - kế toán Trạm trộn bê tông, mỏ đá

Cơ cấu bộ máy của công ty

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

* Giám đốc có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động chung của

Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp công tác nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật của phòng tài chính - kế toán và phòng kỹ thuật.

* Phó Giám đốc giúp Giám đốc lãnh đạo, điều hành một số mặt công tác

tùy theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm về những công việc được phân công trước Giám đốc. Phó giám đốc ký thay Giám đốc trên các văn bản, giấy tờ và quyết định những công việc thuộc lĩnh vực Giám đốc phân công phụ trách. Khi Giám đốc đi công tác dài ngày, phó giám đốc thay Giám đốc điều hành công việc chung của công ty, có trách nhiệm báo cáo lại khi Giám đốc có mặt.

* Phòng tài chính - kế toán: Theo dõi quản lý nguồn vốn, giá trị tài sản của công ty, phân định tạo nguồn vốn phục vụ sản xuất, quyết toán tài chính chế

Phòng kỹ thuật

Phòng tổ chức - hành chính

Đội lái xe, máy

độ quy định, đề suất Giám đốc xem xét quyết định việc kiểm toán hằng năm. Tổ chức, thực hiện hạch toán giá thành các công trình theo đúng quy định của Nhà nước và công tác kế toán - thống kê, xác định lãi - lỗ (có phân tích nguyên nhân lỗ) hàng quý trong sản xuất kinh doanh và báo cáo kịp thời cho Giám đốc. Tập hợp chi phí, tham mưu cho Giám đốc việc thanh toán, hạch toán các chi phí trong sản xuất kinh doanh đảm bảo hợp lý - hợp lệ theo quy định hiện hành của Nhà nước, ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, có hệ thống trên các tài khoản kế toán việc tăng giảm các nguồn vốn. Quản lý, thực hiện việc thu-chi tiền mặt, tiền vay, tiền gửi Ngân hàng, theo dõi công nợ của công ty, có kế hoạch thu hồi nợ, tham mưu cho Giám đốc thực hiện các khoản nộp đối với Nhà nước, lập kế hoạch tài chính, xây dựng kế hoạch lao động tiền lương. Theo dõi thực hiện đầy đủ công việc kế toán ngân hàng, kế toán vật tư, kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp, theo dõi các khoản tạm ứng tiền mặt và thu hồi tạm ứng, mua sắm vật tư thiết bị. Lập bảng thanh toán tiền lương, ghi chép sổ sách kế toán theo quy định.

* Phòng tổ chức – hành chính: Có 2 chức năng sau;

- Chức năng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư, thanh lý hợp đồng…

- Chức năng quản lý: Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ, phục vụ công tác hành chính, đề xuất các trang thiết bị văn phòng. Theo dõi, chấm công, thẩm tra việc sử dụng lao động đối với các đơn vị sản xuất, lập bảng thanh toán tiền ăn giữa ca, bồi thường độc hại, phép năm … Soạn thảo nội quy, quy định nội bộ công ty theo chỉ đạo của Giám đốc …..

* Phòng kỹ thuật: Quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng công trình, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tiến độ thi công của các công trình. Lập tiến độ triển khai thi công các công trình, giám sát về mặt kỹ thuật, chất lượng công trình, báo cáo tiến độ thi công công trình trong cuộc họp giao ban. Theo dõi, kiểm tra thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật, tổ chức nghiệm thu công trình giữa chủ đầu tư với công ty.

vật liệu cung cấp cho các dự án thi công của công ty. Ngoài ra nguyên vật liệu được sản xuất ra và đá khai thác được còn có thể đem bán cho các công ty khác….

* Đội lái xe, máy: Là những nhân viên lái xe và các loại máy trong thời gian thi công công trình. Lái các loại xe tải để vận chuyển nguyên vật liệu tới nơi xây dựng, đảm bảo tiến độ của công trình ….

* Xưởng sửa chữa: Là bộ phận sửa chữa xe, máy của công ty khi có vấn

đề xảy ra. Tại đây có các công nhân lành nghề với nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo khắc phục một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất các lỗi khi xe hay máy có vấn đề xảy ra, đảm bảo tiến độ của công trình.

2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2016 – 2018

Qua số liệu tại bảng 2.1, ta thấy: Doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng. Đặc biệt năm 2018 thực sự có bước đột phá rất lớn như: doanh thu đạt 78 228 triệu đồng tăng 31,94% so năm 2017 và tăng 36,91% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế đạt 533 triệu đồng, tăng 93,12% so với năm 2017 và tăng 250,66% so với năm 2016.

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2016 - 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017

2016 2017 2018 % % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 57 137 59 977 78 228 2 840 4,97 18 251 31,94 2 Giá vốn hàng bán 50 980 54 080 70 560 6 100 11,97 16 480 30,47 3 Lợi nhuận gộp về bán cung cấp dịch vụ 6 155 5 837 7 642 (318) 1 805 30,92

4 Doanh thu hoạt động tài chính

5 3 7 (2) 4 80

5 Chi phí tài chính 2 653 2 261 1 794 (392) (467) 6 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 3 321 2 832 5 181 (489) 56,01 2349 70,73 7 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 185 747 673 562 303,78 (74)

8 Thu nhập khác 636 1 100 636 464 72,96

9 Chi phí khác 1 014 1 090 1 014 76 7,50

10 Lợi nhuận khác (377) 9

11

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

185 369 683 184 99,46 314 85,09

12

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

32 92 150 60 187,5 58 63,04

13 Lợi nhuận sau thuế 152 276 533 124 81,58 257 93,12

2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH PLC TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU TRANH CỦA CÔNG TY TNHH PLC TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2.2.1. Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

2.2.1.1. Tác động của yếu tố kinh tế

Trong những năm vừa qua, các yếu tố kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, hay hoạt động của Công ty TNHH PLC tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2016 - 2018 Năm 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 6.21 6.81 7.08

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Trong giai đoạn 2016 - 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức tương đối cao và tương đối ổn định. Đời sống nhân dân được cải thiện. Điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành xây dựng nói chung và côn ty TNHH PLC nói riêng. Tốc độ kinh tế tăng cao làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu mới. Đây là cơ hội cho Công ty mở rộng sản xuất và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó là mối đe dọa của sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới, chi phí và tiền lương của Công ty cũng tăng lên làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2016 -2018

1.36 2.9 3.76 7.57 8.0 8.85 6.98 7.44 7.03 2016 2017 2018

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng cao, đúng theo chính sách mà Chính phủ đề ra. Với sự tăng trưởng không ngừng như vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho những công ty trong những ngành này nói chung và Công ty TNHH PLC nói riêng, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh mình.

Bên canh tốc độ tăng trưởng GDP, một yếu tố cũng có tác động không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của công ty đó là tỷ lệ lạm phát. Chính phủ có mục tiêu kiểm soát lạm phát và sẽ đã tiếp tục được thực hiện thành công, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 2016 - 2018 Năm 2016 2017 2018 Tỷ lệ lạm phát (%) 4.74 3.53 3.54

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Thông qua bảng tỷ lệ lạm phát trên có thể thấy rằng Chính phủ đã có những chính sách giúp kiềm chế mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát. Năm 2018 có tỷ lệ lạm phát 3,54% là mức kiểm soát lạm phát thành công, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. Theo Tổng cục Thống kê, “Năm 2018 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát. Mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2018”. Với tỷ lệ kiểm soát lạm phát thành công tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng như kích thích tiêu dùng của người dân trong cả nước.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2011 - 2019

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Con số tăng trưởng cao nhất trong thập niên qua mà Việt Nam vừa đạt được, đến từ chính sự "lắng nghe, chịu thay đổi của Chính phủ, bộ máy chính quyền". GDP Việt Nam năm 2018 được tổng kết tăng 7,08% - mức cao nhất từ năm 2008 trong khi chỉ số tăng CPI được kiềm ở dưới 4%. Tăng trưởng cao là một chuyện. Chuyện khác, là chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện.

Qua biểu đồ trên, ta có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2011- 2018, nền kinh tế phát triển theo chiều hướng thuận lợi và ổn định, mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho nền kinh tế nước ta. Đồng thời với điều kiện kinh tế - xã hội như vậy, tạo ra khá nhiều cơ hội cho công ty TNHH PLC phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng đầu tư trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PLC tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)