+ Năng lực thị trường của doanh nghiệp
thụ, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng phát triển của lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, mối quan hệ với các doanh nghiệp cùng ngành… Năng lực thị trường cho biết khả năng thích ứng của doanh nghiệp với thị trường, thể hiện mức độ chấp nhận thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực thị trường của doanh nghiệp càng cao, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro của doanh nghiệp càng nhỏ là nhân tố nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang sử dụng. Quy mô và tỷ trọng vốn tự có càng cao cho thấy tiềm lực tài chính của doanh nghiệp càng mạnh, doanh nghiệp chủ động trong các vấn đề về tài chính. Năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tín dụng ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định.
Điều kiện tín dụng ngắn hạn thường quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có so với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án vay vốn. Do vậy năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao thì khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý. Năng lực quản lý thể hiện ở việc tổ chức hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với những quy định của pháp luật. Một doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào nhưng năng lực quản lý kém có thể gây ra thất thoát vốn, sử dụng vốn không có hiệu quả,.... tức là khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp có chất lượng kém. Do vậy khi đưa ra quyết định cho vay ngân hàng phải xem xét tới năng lực quản lý của doanh nghiệp.
+ Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô tài sản, nhân lực, năng suất, quy trình sản xuất, tổ chức bán hàng,... Nghiên cứu năng lực sản xuất của doanh nghiệp giúp ngân hàng đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường
về chất lượng, giá cả, khả năng sinh lời khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu hiện cụ thể và rõ nét nhất của năng lực sản xuất là doanh nghiệp phải sản xuất ổn định và có lãi điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả nợ gốc và nợ lãi ngắn hạn cho ngân hàng theo đúng quy định trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng.
+ Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo
Khi thực hiện vay vốn tại ngân hàng doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định và thông thường đối với doanh nghiệp ngân hàng thường yêu cầu khoản phải được bảo đảm bằng tài sản đảm bảo theo quy định. Để đáp ứng được quy định của ngân hàng, có một số doanh nghiệp sử dụng tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba và dùng mọi biện pháp để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng và pháp luật. Điều này dẫn đến việc đảm bảo cho các khoản vay không có tính chắc chắn và khả thi, khi xảy ra rủi ro, ngân hàng phải mất nhiều thời gian và thủ tục để giải quyết tài sản. Do đó, khi nhận tài sản đảm bảo từ các doanh nghiệp, ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng về quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm.
Khi một khoản tín dụng được cấp thì việc đảm bảo an toàn và tính sinh lời phụ thuộc rất nhiều vào chính doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Nếu chỉ có sự nỗ lực từ ngân hàng thì khoản tín dụng được cấp cũng không được coi là có chất lượng. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho các khoản tín dụng của ngân hàng thì khách hàng phải có năng lực (về tài chính, quản lý điều hành, trình độ lao động…), có dự án kinh doanh khả thi và có đạo đức nghề nghiệp, có như vậy thì chất lượng tín dụng mới được đảm bảo và nâng cao.