Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 46 - 52)

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh tổng thể MB giai đoạn 2014-2018

Đơn vị: Tỷ đồng, người, điểm giao dịch

STT Chỉ tiêu KQ 2014 KQ 2015 KQ 2016 KQ 2017 KQ 2018 1 Tổng tài sản 198.411 219.303 250.191 306.736 352.483 2 Vốn điều lệ 11.594 16.000 17.127 18.155 21.605 3 HDV 167.941 181.751 195.148 220.277 244.832 4 Dư nợ 100.571 120.308 148.883 180.257 206.956 5 Nợ xấu 1.719 2.423 2.450 2.299 2.622 6 Tỷ lệ nợ xấu 1,71% 2,01% 1,65% 1,28% 1,27% 7 LNTT 3.003 3.151 3.711 5.355 7.030 8 Tổng nhân sự 6.057 6.876 7.574 8.129 8.897 9 Tổng ĐGD 214 231 268 285 300

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2014 - 2018

Tổng tài sản:

Tổng tài sản của ngân hàng không ngừng gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2018 đạt 15,2%/năm. Tổng tài sản tăng 154.072 tỷ đồng, đạt mức 352.483 tỷ đồng vào năm 2018.

Căn cứ theo báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018 kiểm toán của ngân hàng. Cơ cấu tài sản của MB đã có sự chuyển biến rõ rệt qua 3 năm qua. Các khoản mục tài sản chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng tài sản bao gồm: tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác, cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư, tổng 3 khoản mục này chiếm lượt 89%, 91% và 91,2% tổng tài sản của ngân hàng. Các khoản mục này đều có sự tăng trưởng nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng khác nhau và vì vậy, tỷ trọng so với tổng tài sản có sự thay đổi rõ rệt theo hướng giảm hoạt động liên ngân hàng, tăng hoạt động cho vay khách hàng.

So với các ngân hàng quốc doanh, khoảng cách quy mô tổng tài sản với MB ngày càng lớn, đặc biệt khi nhóm ngân hàng này thực hiện M&A theo chủ trương của NHNN ví dụ như: quý 2/2015 BIDV nhập với MHB (TTS tăng hơn 45.000 tỷ lên mức trên 700 nghìn tỷ đồng lúc sáp nhập), dự kiến Vietinbank sáp nhập với Ngân hàng xăng dầu (tổng tài sản tăng hơn 25.000 tỷ).

Huy động vốn

Cùng với việc triển khai đa dạng các sản phẩm huy động vốn truyền thống, việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như quản lý dòng tiền, quản lý tiền mặt và các dịch vụ tư vấn tài chính của MB và các công ty thành viên đã mang lại cho MB một sự ổn định lớn về nguồn vốn.

Trong 2 năm 2017-2018, tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cư của MB tăng trưởng lần lượt 12%, 11% so với năm trước đó. Bình quân trong vòng 5 năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của MB đạt mức trung bình là 16,4%.

Ngoài việc huy động từ khách hàng cá nhân, MB cũng đẩy mạnh huy động từ các đối tượng khách hàng khác như khách hàng CIB (Khách hàng Doanh nghiệp lớn), khách hàng SME (Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ) và các khách hàng từ các định chế tài chính khác. MB hiện ưu tiên các khoản tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tiền gửi kỳ hạn ngắn với lãi suất huy động thấp để tối thiểu hóa chi phí huy động của ngân hàng.

Tín dụng và chất lượng tín dụng

Hoạt động cho vay mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng đồng thời từ cho vay ngân hàng có thể phát triển bán chéo thêm nhiều sản phẩm, khai thác sâu khách hàng. Hoạt động tín dụng của MB luôn đặt tiêu chí phát triển an toàn, chọn lọc, đảm bảo hiệu quả dựa trên các nền tảng quản trị rủi ro vượt trội.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ MB giai đoạn 2014 - 2018

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2014 - 2018

Căn cứ theo hình 2.2 trên, có thể thấy trong các năm vừa qua, tốc độ tăng

100,571 120,308 148,883 180,257 206,956 15% 20% 24% 21% 15% KQ 2014 KQ 2015 KQ 2016 KQ 2017 KQ 2018

quản lý của NHNN.. Năm 2016 đánh dấu năm cuối cùng trong đề án chiến lược 5 năm của ngân hàng với tổng dư nợ đạt tới 148.883 tỷ đồng. Năm 2017, năm đầu tiên trong tiến trình xây dựng chiến lược 2017-2021, tín dụng MB đạt 180.257 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với năm 2016, mức tăng trưởng giảm do trong năm 2017, MB chuyển dịch và đi vào hoạt động hoàn toàn về cơ chế thẩm định, phê duyệt tập trung, thay đổi quy trình tín dụng gặp một số sự khó khăn trong khâu bắt kịp sự thay đổi để kiện toàn hệ thống, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2018 đạt 18,7%.

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của MB luôn khá ổn định ở mức từ 50% - 60%, điều này là phù hợp với xu hướng phục hồi của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của MB trong các năm qua đều cao hơn hoặc bằng tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống, chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, từ đó, góp phần bảo đảm ổn định các cân đối tiền tệ quan trọng, duy trì an toàn hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời của MB luôn đạt mức cao.

Với các chính sách ưu đãi nhằm thu hút và khai thác khách hàng, tính đến hết năm 2018, dư nợ MB đạt mức 206.956 tỷ, đứng đầu trong nhóm các NH TMCP, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá xa với nhóm ngân hàng Quốc Doanh (thứ hạng căn cứ trên số liệu nhóm ngân hàng so sánh).

Hình 2.3: So sánh dư nợ MB và các ngân hàng đối thủ thời điểm 2018

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán các ngân hàng năm 2018

Trong giai đoạn thực hiện chiến lược 2012-2016 và 2017-2021, MB đã xác định nhiệm vụ trọng tâm ngoài phát triển tín dụng là công tác quản trị rủi ro vượt trội, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.

976,334 851,921 621,573 157,557 170,851 206,956 BIDV CTG VCB TECH VPB MBB BIDV CTG VCB TECH VPB MBB

Hình 2.4: Tỷ lệ nợ xấu MB giai đoạn 2014-2018

Nguồn: BCTC kiểm toán Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2014 - 2018

Hình 2.5: So sánh tỷ lệ nợ xấu MB và các ngân hàng khác năm 2018

Nguồn: Báo cáo tài chính các Ngân hàng năm 2018

Chất lượng tín dụng của MB trong 5 năm trở lại đây đều duy trì ở mức < 3% (Hình 2.4) (đảm bảo mức trần nợ xấu theo quy định của NHNN), kể cả trong thời điểm nền kinh tế suy thoái, khách hàng phá sản và không còn khả năng trả nợ tăng

1,719 2,423 2,450 2,299 2,622 1.71% 2.01% 1.65% 1.28% 1.27% KQ 2014 KQ 2015 KQ 2016 KQ 2017 KQ 2018 Nợ xấu TL NX 18,802 13,690 6,222 2,803 7,766 2,622 1.93% 1.61% 1.00% 1.78% 4.55% 1.27% BIDV CTG VCB TECH VPB MBB Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

còn 1.28% trong năm 2017 và 1.27% trong năm 2018. Điều này thể hiện quyết tâm của MB trong công tác kiểm soát chất lượng tín dụng.

So với các ngân hàng trên hệ thống trong năm 2018 ở hình 2.5 trên, chất lượng tín dụng của ngân hàng MB tốt thứ hai trong nhóm ngân hàng so sánh (chỉ xếp sau ngân hàng Ngoại thương), tốt nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần.

Lợi nhuận trước thuế

Bảng 2.2: Chi tiết thu nhập - chi phí của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Thu nhập - Chi Phí KQ 2014 KQ 2015 KQ 2016 KQ 2017 KQ 2018

1 Thu thuần kinh doanh 7.960 8.346 9.474 13.143 16.055 - Thu thuần từ lãi 6.319 6.655 7.877 10.653 12.772 - Thu thuần ngoài lãi 1.641 1.691 1.597 2.490 3.283

2 Chi dự phòng 2.061 2.037 1.934 2.961 2.741

3 TTKD sau DPRR 5.899 6.309 5.645 8.316 9.771

4 Chi phí hoạt động 2.896 3.158 3.711 4.827 6.284

5 LNTT 3.003 3.151 3.711 5.355 7.030

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2014 - 2018

Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập - chi phí

STT Thu nhập - Chi Phí Tăng trưởng 2015/2014 Tăng trưởng 2016/2015 Tăng trưởng 2017/2016 Tăng trưởng 2018/2017

1 Thu thuần kinh doanh 5% 14% 39% 22%

- Thu thuần từ lãi 5% 18% 35% 20% - Thu thuần ngoài lãi 3% -6% 56% 32%

2 Chi dự phòng -1% -5% 53% -7%

3 TTKD sau DPRR 7% -11% 47% 17%

4 Chi phí hoạt động 9% 18% 30% 30%

5 LNTT 5% 18% 44% 31%

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2014 - 2018

Qua bảng 2.2 và 2.3 ta thấy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng năm 2017 và 2018 đạt lần lượt là 44% và

31%. Lợi nhuận trong năm 2018 ghi nhận sự tăng trưởng 31% bên cạnh việc kiểm soát chi phí dự phòng (chi dự phòng giảm -7% năm 2018 so với năm 2017), thu thuần kinh doanh cũng đóng góp phần lớn khi đạt 16.055 tỷ đồng. Qua bảng 2.3 có thể thấy lợi nhuận của MB trong giai đoạn 2014 - 2018 bị ảnh hưởng khá nhiều bởi việc chi phí hoạt động đang vượt quá thu nhập mang lại (tốc độ tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng chi phí hoạt động). Nguyên nhân là MB là một trong những ngân hàng có quy mô nhân sự lớn (8.129 nhân sự trong năm 2017 và 8.897 nhân sự trong năm 2018), cùng với mức thu nhập thuộc top cao nhất trong các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, ngân hàng cũng đang đầu tư phát triển mạng lưới các điểm giao dịch, tăng cường công nghệ hiện đại để hiện đại hoá hơn nữa các quy trình bán hàng tại ngân hàng và thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ.

Hình 2.6: So sánh lợi nhuận MB và các NH khác trên thị trường năm 2018

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất các Ngân hàng năm 2018

Số liệu của hình 2.6 trên thể hiện rằng, hầu hết các ngân hàng đều có sự tăng trưởng về lợi nhuận trước thuế trong năm 2018. Trong đó MB có mức tăng trưởng lợi nhuận đứng thứ 2 trong nhóm các ngân hàng so sánh (đứng sau Techcombank).

9,472 6,730 18,269 10,661 9,198 7,767 9% -27% 61% 234% 13% 68% BIDV CTG VCB TECH VPB MBB LNTT Tăng trưởng

Nhân sự

Hình 2.7: Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2018

Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ MB năm 2018

Số lượng nhân sự MB đã tăng từ 6.057 nhân sự năm 2014 lên 8.897 nhân sự năm 2018. Song song với việc tăng trưởng về số lượng nhân sự, chất lượng nhân sự cũng được quan tâm đồng thời ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện những cam kết với người lao động trong việc tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập hỗ trợ cải thiện cuộc sống, các cơ hội đào tạo và chính sách phúc lợi tại ngôi nhà chung MB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)