Những điểm yếu (weaknesses)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 71 - 72)

Ngân hàng TMCP Quân đội là ngân hàng thương mại có chất lượng tín dụng tốt trong hệ thống các TCTD theo như đã phân tích tổng quan ở mục 2.1. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn xảy ra tình trạng tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 3 loại hình khách hàng của Ngân hàng Quân đội là: Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng cá nhân. Vẫn còn đó các điểm hạn chế cần phải nhìn nhận nghiêm túc để khắc phục.

Thứ nhất, nguồn thông tin về doanh nghiệp mà chi nhánh thu thập đối với các

khách hàng vừa và nhỏ còn có nhiều hạn chế, chưa kịp thời ảnh hưởng đến việc phân tích thông tin doanh nghiệp và đưa ra được nhận định đúng. Đồng thời việc hạn chế nguồn thông tin đánh giá về khách hàng khiến cán bộ tín dụng mất nhiều công sức, thời gian và chi phí tìm hiểu mà hiệu quả đôi khi lại không được như mong đợi do nhiều nguồn thông tin không chính thống và không cập nhật.

Thứ hai, trình độ cán bộ am hiểu khách hàng, hiểu biết và áp dụng được các

phương pháp quản trị rủi ro vào thực tế triển khai công tác tại các Chi nhánh, điểm kinh doanh trên toàn hệ thống MB là không đồng đều. Điều này vẫn do yếu tố chủ quan của từng chi nhánh, phòng giao dịch, phụ thuộc vào tư tưởng, ý kiến của Ban lãnh đạo Chi nhánh, lãnh đạo trung gian tại các phòng ban. Với một lực lượng bán hàng doanh nghiệp SME non trẻ, cần có sự triển khai đào tạo đồng bộ, nghiêm túc và sự sát sao hơn nữa về việc nâng cao chất lượng tín dụng từ các cấp trên, lãnh đạo đơn vị kinh doanh.

Thứ ba, tỷ trọng cho vay trung hạn cao trong tỷ trọng dư nợ tập trung ở một số

ngành có thể ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị, xã hội. Do vậy có khả năng có rủi ro về trả nợ trước hạn đối với khoản vay đó hoặc rủi ro nợ xấu rất lớn nếu có doanh nghiệp đó hoạt động không tốt.

Thứ tư, các quy trình, chính sách thay đổi liên tục khiến giao dịch của doanh

nghiệp SME và các đơn vị chăm sóc DN SME gặp nhiều khó khăn, nhiều quy trình còn rườm rà, mất thời gian xử lý ở nhiều khâu mang tính rập khuôn ở các Bộ phận hỗ trợ thẩm định không làm việc trực tiếp với khách hàng, hoặc tình trạng một số cố tình không tuân thủ SLAs do đó ảnh hưởng đến thời gian giao dịch, tiến độ phương

án của khách hàng gây ra tâm lý căng thẳng, đánh giá không tốt của khách hàng đối với MB nói chung và đơn vị kinh doanh nói riêng.

Thứ năm, Ngân hàng có đội ngũ nhân sự trong mảng chuyên viên khách hàng

SME thường xuyên biến động, chủ yếu là có kinh nghiệm dưới 1 năm, dẫn đến thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định khách hàng và quản lý kiểm soát sau vay, phát hiện rủi ro khi khách hàng cố tình che giấu thông tin xấu, lừa đảo ngân hàng..

Thứ sáu, do quy trình hiện nay của MB đang trong thời kỳ thay đổi “quá độ”

chuyên viên khách hàng xử lý rất nhiều giao dịch của khách hàng, từ tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, thu thập hồ sơ, xử lý hồ sơ thẩm định, xử lý hồ sơ giải ngân, bảo lãnh, kiểm soát sau vay, nhắc nợ… Do vậy thời gian phát triển khách hàng mới, khai thác sâu nhu cầu của khách hàng cũ là không nhiều và ảnh hưởng tới cả quá trình kiểm soát sau vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)