Đẩy mạnh công tác marketing, quảng cáo đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 82 - 85)

Định hướng thị trường đã trở thành điều kiện tiên quyết trong hoạt động của các NHTM ngày nay. Có gắn với thị trường, hiểu được sự vận động của thị trường,

nắm bắt được sự biến đổi liên tục của nhu cầu khách hàng là doanh nghiệp trên thị trường cũng như khả năng tham gia của bản thân ngân hàng mình thì mới có thể có những chính sách hợp lý nhằm phát huy tối đa nội lực, giành lấy thị phần. Như vậy NHTM nào có độ gắn kết với thị trường càng cao, khả năng thành công của ngân hàng đó càng lớn và ngược lại. Bản chất của marketing là quá trình xác định các khả năng, tiềm lực của ngân hàng cũng như tìm hiểu nhu cầu của thị trường trên cơ sở đó xác lập và triển khai các giải pháp marketing cụ thể. Nói cách khác toàn bộ các hoạt động gắn kết giữa ngân hàng và thị trường như đã nêu ở trên đều thuộc phạm vi của hoạt động marketing. Vì vậy có thể khẳng định marketing là công cụ kết nối hoạt động của NHTM với thị trường.

Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng là rất dễ bắt chước và bắt chước một cách hợp pháp do vậy rất khó để giữ được bản quyền. Mặt khác, so với các NHTM trên thế giới, nhìn chung các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đều thuộc loại dịch vụ truyền thống và khá giống nhau giữa các NHTM. Nhằm thu hút và giữ chân khách hàng doanh nghiệp, các NHTM đã chú ý hơn tới việc thiết kế và triển khai dịch vụ mới phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả hoạt động của các dịch vụ mới này thường không cao, chủ yếu mới ở mức độ thử nghiệm và thậm chí có một số dịch vụ thất bại không thể triển khai tiếp.

Để khắc phục tình trạng này, các NHTM phải xây dựng một chiến lược marketing hợp lý, được chương trình hóa từ khi tìm hiểu nhu cầu khách hàng doanh nghiệp cho đến khi sản phẩm dịch vụ đến tay khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ. Chỉ có bằng cách đó ngân hàng mới có thể mang đến cho khách hàng những dịch vụ hợp lý nhất, nhanh nhất, với giá cả hay mức phí hợp lý nhất, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất và thuận tiện trong giao dịch. Làm được như vậy thì không có lý do nào mà khách hàng lại không đến với ngân hàng. Hơn nữa, sản phẩm của ngân hàng còn có tính công cộng và xã hội hóa cao, tức là những đánh giá của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn không những đến quyết định của bản thân khách hàng đó về việc có tiếp tục duy trì quan hệ với ngân hàng không, mà còn đến cả quyết định của nhóm khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng nhờ các hoạt động marketing mà ngân hàng

mới có thể giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới một cách hiệu quả nhất.

Với công cụ marketing, ngân hàng có khả năng thu thập những thông tin về khách hàng, cũng như về các khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Qua đó, ngân hàng nắm được chính xác những điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động tín dụng do ngân hàng cung cấp. Một khi đã nắm được điểm mạnh và điểm yếu của mình thì các ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc ra những quyết định về mặt chiến lược phát triển trong thời gian sau. Nhờ đó, chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng ngày càng được nâng cao, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

3.2.5. Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Quân đội - Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đề ra các yêu cầu về hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng với doanh nghiệp: đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của công tác quản trị rủi ro, tổ chức triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, tạo lập được môi trường kiểm soát hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được. Để có thể đạt được những mục tiêu trên ngân hàng và khối SME cần áp dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp như:

- Hoàn thiện quy trình kiểm soát xét duyệt cho vay đối với doanh nghiệp: để đảm bảo tính giám sát, khách quan trong thẩm định cho vay doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Quân đội cần xây dựng quy trình xét duyệt cho vay khoa học, tách biệt chức năng thẩm định ra khỏi chức năng cho vay. Bộ phận khách hàng doanh nghiệp - phòng khách hàng của các đơn vị kinh doanh nên được chia làm hai bộ phận tách biệt với nhau: bộ phận cho vay và bộ phận thẩm định tín dụng doanh nghiệp.

- Thiết lập thủ tục kiểm soát độc lập với việc thực hiện quy trình giải ngân: để khắc phục những hạn chế của hoạt động kiểm soát nội bộ hiện tại đối với hoạt động tín dụng với doanh nghiệp cần tăng cường thêm các thủ tục, biện pháp kiểm soát vào quá trình tiến hành tín dụng với doanh nghiệp.

- Các giải pháp khác: cần thực hiện thêm một số giải pháp như thiết lập các cơ chế chính sách và chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, xây dựng chính sách hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng, tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)