Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 77 - 78)

nhỏ tại MB đến năm 2021

- Tăng trưởng tín dụng đi đôi với công tác huy động vốn, đặc biệt là CASA - Phát triển, khai thác khách hàng theo chuỗi giá trị sản xuất, chuỗi liên kết với đối tác/tập đoàn theo mô hình bán chéo giữa Khách hàng SME và Khách hàng cá nhân. - Điều chỉnh cơ cấu tài sản đảm bảo của khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng tài sản là tiền gửi, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và bất động sản.

- Tập trung tăng trưởng tín dụng đối với các khách hàng SME có TOI trên 4.2%, tình hình tài chính và tín dụng tốt.

- Phân nhóm quản lý khách hàng SME theo quy mô doanh thu và áp dụng các kế hoạch kinh doanh phù hợp:

+ Tập trung, ưu tiên khai thác hiệu quả tệp khách hàng có doanh thu dưới 100 tỷ đồng ở các địa bàn;

+ Đối với khách hàng SME doanh thu dưới 20 tỷ đồng, xem xét cấp tín dụng khi khách hàng có TSĐB đảm bảo toàn bộ nghĩa vụ tại MB và quản lý theo danh mục sản phẩm bao gồm: cho vay vốn lưu động, cho vay trung dài hạn, cho vay mua xe ô tô.

- Tập trung tăng trưởng tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực:

+ Ngành sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đồ uống: Khách hàng có mạng lưới phân phối ổn định; khách hàng có chuỗi sản xuất - Kinh doanh và MB có thể khai thác tệp khách hàng trong chuỗi (các đại lý, nhà phân phối…)

+ Ngành sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông: Khách hàng là các đơn vị thành viên/trực thuộc Viettel, VNPT, Mobifone và khách hàng là các nhà thầu thực hiện dự án cho các đơn vị này.

+ Ngành sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện lạnh: Khách hàng có hệ thống công nghệ sản xuất tốt, có kinh nghiệm gia công/sản xuất linh kiện điện tử cho các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử.

+ Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống

- Thận trọng và kiểm soát chặt chẽ đối với các khách hàng thuộc ngành/lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, bao gồm:

+ Chăn nuôi và các hoạt động dịch vụ liên quan + Sản xuất, kinh doanh xi măng

+ Sản xuất, kinh doanh gang, thép, sắt, inox

+ Ngành đánh bắt, chế biến, kinh doanh sản phẩm thủy hải sản + Đóng tàu, kinh doanh dịch vụ vận tải đường thủy

+ Kinh doanh bất động sản

- Khai thác sâu tệp khách hàng hiện có, hiện hợp tác toàn diện để tăng thị phần của MB đối với khách hàng, các khách hàng SME sử dụng tối thiểu 3 sản phẩm của MB như: Vay vốn, bảo lãnh, TTQT, chuyển tiền nội, chuyển tiền ngoại…

- Tăng cường công tác thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn; kiểm toán lại số liệu và có phương pháp giảm thiểu rủi ro đối với các khoản vay có dấu hiệu chậm trả hoặc quá hạn > 10 ngày.

- Tiếp tục tham gia thực hiện các dự án và quy trình cải tiến tại MB với một tinh thần xây dựng, hoàn thiện, giảm SLAs và hướng tới khách hàng.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức và chất lượng công tác cấp tín dụng.

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, định hướng phát triển cho các cán bộ khách hàng nhằm đảm bảo tinh thần bán hàng và thống nhất sản phẩm trong quá trình phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)