Những thách thức (threats)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 74 - 76)

- Thứ nhất, Ngân hàng TMCP Quân đội cũng giống như các ngân hàng thương

mại khác, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác, khi các sản phẩm ngân hàng cho đối tượng DN vừa và nhỏ không có sự khác biệt lớn, dễ bắt chước, khi một ngân hàng đưa ra một sản phẩm hay hôm trước, các ngân hàng có thể học theo và ra một sản phẩm tương tự vào ngay ngày hôm sau. Áp lực cho vay lớn và sự cạnh tranh, giành giật các khách hàng khiến các ngân hàng cố gắng giảm các tỷ lệ phòng vệ để tăng tính cạnh tranh như giảm tỷ lệ tài sản đảm bảo khi giải ngân, giảm tỷ lệ ký quỹ khi phát hành L/C, bảo lãnh cho khách hàng…Điều này gián tiếp khiến cho chất lượng tín dụng bị lơi là, thiếu quan tâm đối với các khách hàng có nhiều TCTD đang chăm sóc.

- Thứ hai, tỷ trọng số lượng khách hàng SME và tỷ trọng dư nợ khách hàng

SME nằm trong các lĩnh vực xây dựng, xây lắp công trình ở mức khá cao. Đây là nhóm các khách hàng phụ thuộc khá nhiều vào thị trường bất động sản, đầu tư công của nhà nước. Khi thị trường bất động sản đi xuống và chính sách thắt chặt đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước triển khai mạnh mẽ sẽ làm nhóm khách hàng này ảnh hưởng. Hơn nữa, nhóm khách hàng xây dựng, xây lắp tại MB là nhóm khách hàng có hoạt động và đòi hỏi cách quản lý, chăm sóc ở mức phức tạp, chuyên sâu, đòi hỏi trình độ chuyên viên khách hàng ở mức tốt, thông thạo nghiệp vụ. Việc quản lý kém có thể dẫn đến rủi ro dòng tiền không được đưa vào đúng công trình, không có dòng tiền để trả nợ dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

- Thứ ba, việc thay đổi hạ tầng một cách nhanh chóng, chưa có thời gian đệm

để chuẩn bị dẫn đến hệ thống và các cán bộ IT chưa đủ thời gian để kiểm soát, vận hành trơn tru có thể gặp các lỗi về data, dữ liệu, hoạt động trong tương lai. Có thể thấy trước vấn đề này khi khoảng thời gian trong năm 2018, hệ thống T24, BPM

của MB thường bị lỗi ảnh hưởng đến việc giải ngân, phát hành bảo lãnh, thực hiện các cam kết khác cho khách hàng…ảnh hưởng đến chăm sóc và quản lý khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB ở trên đã cho thấy công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp SME của Ngân hàng đang được đẩy mạnh và có những chuyển biến khá tích cực, đạt được nhiều kết quả nhất định. Qua việc phân tích SWOT đã đưa ra một cách nhìn bao quát nhưng cũng rất chi tiết gần gũi các trở ngại cho công tác nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng. Chính vì thế cần có những giải pháp để giải quyết, khắc phục những tồn tại tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được nâng cao hơn nữa.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)