Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 109)

3.3.1 Triển khai góp vốn xây dựng dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1

Với tiềm năng của tỉnh Ninh Thuận là Thủ đô năng lượng gió và năng lượng mặt trời của cả nước theo Quy hoạch điện VII sửa đổi bổ sung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết của Quốc hội dừng 02 Nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận, EVN đã cùng với các đơn vị thành viên thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương triển khai đầu tư xây dựng các dự án điện gió tại Ninh Thuận, dự án đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp chứng nhận đầu tư cụ thể như sau:

Dự án điện gió Công Hải 1 công suất 40,5MW gồm 03 tổ máy do Tổng công ty Phát điện 2, Công ty CP đầu tư kinh doanh điện lực TP.HCM và Tổng Công ty công nghiệp Sài Gòn làm chủ đầu tư tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng với công nghệ tiên tiến tua bin gió (YnS-W) hai hệ cánh đồng trục do Liên bang Nga sản xuất, cung cấp theo hợp đồng trọn gói lần đầu tiên đưa vào dự án.

Ưu điểm của công nghệ này là giá thành thấp, công suất tạo điện cao gấp 2,5 lần so với tua bin gió hiện tại và có thể hoạt động hết công suất với sức gió trung bình chỉ đạt từ 7 - 8 m/s (sức gió phổ biến tại Việt Nam).

Tần số âm thanh của tuabin YnS-W phát ra từ 20 - 40Hz, không gây tổn hại đến sức khỏe con người và môi trường, dự án sẽ là triển vọng lớn cho năng lượng điện gió Việt Nam.

PPC dự kiến góp 50% vốn góp vốn chủ sở hữu vào dự án này, việc đầu tư vào dự án mở ra một hướng mới trong gành nghề SXKD trong thời gian tới của PPC sẽ mang lại hiệu quả về cả 03 phương diện: kinh tế môi trường và xã hội khi nguồn điện sử dụng nguyên liệu hóa thạch sẽ dần cạn kiệt, gây tác động ảnh hưởng lớn đến môi trường.

3.3.2 Về triển khai dự án xây mới Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 3

Hiện tại PPC đang sở hữu 02 Dây chuyền phát điện trong tình trạng Dây chuyền 1 đã vận hành trên 30 năm, Dây chuyền 2 cũng hoạt động trên 15 năm khấu hao TSCĐ đã hết, giá thành điện năng theo chi phí biến đổi khá cao điều này dẫn đến hiệu quả SXKD trong dài hạn sẽ không hiệu quả khi không tiến hành việc tái đầu tư cho sản xuất. Theo thông lệ Quốc tế một dây chuyền sản xuất điện vòng đời dự án cũng chỉ khai thác trong 40 năm, PPC với nguồn lực tài chính mạnh, với bề dày của một DN đã hoạt động lâu năm trong ngành điện cộng thêm với các yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội thì định hướng trong dài hạn PPC phải có chiến lược đề nghị Chính phủ cho phép đưa vào Quy hoạch xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 3 công nghệ tiên tiến hiện đại vào sau năm 2025 để tiếp tục tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh điện năng.

Theo các Quy định của Thông tư của 56/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 19/12/2014 đang áp dụng về giá bán điện cho các nhà máy phát điện trên Thị trường Phát điện cạnh tranh của Việt Nam hiện nay thì “Giá phát điện” theo hợp đồng mua bán điện chỉ xác định phần chi phí giá biến đổi làm giá cơ sở của Thị trường điện điều này sẽ tác động tiêu cực đến việc tham gia thị trường của PPC do: Chi phí biến đổi của PPC lớn vì dây chuyền công nghệ cũ, tiêu tốn nhiều chi phí đầu vào dẫn tới giá vốn hàng bán cao trong khi đó Công ty chỉ có lợi thế rất lớn là chi phí cố định thấp do các dây chuyền đã hết và gần hết khấu hao TSCĐ. Việc cơ quan quản lý Nhà nước không tính giá toàn phần làm “Giá phát điện” khi các DN tham gia thị trường điện sẽ là sự thiếu công bằng cho các nhà máy điện đã vận hành nhiều năm trong đó có PPC. Do vậy tác giả cũng kiến nghị ở khía cạnh quản lý Nhà nước cần có lộ trình cho một cơ chế bình đẳng về giá điện của Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam.

3.3.4 Về Thuế sử dụng tài nguyên nước của các Nhà máy Nhiệt điện

Việc áp dụng thuế Tài nguyên nước cho các Nhà máy Nhiệt điện theo Thông tư 44/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thuế sử dụng Tài nguyên nước nhưng phát sinh 02 vấn đề:

- Dải giá trị áp dụng ở độ chênh khá lớn từ 3000-6000đ/m3/năm;

- Đơn giá áp dụng cụ thể cho từng Nhà máy phát điện lại do UBND cấp tỉnh, Thành phố quy định.

Điều này dẫn đến: Đối với PPC từ năm 2017 theo Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương thì thuế sử dụng Tài nguyên nước phải trả tăng lớn năm 2017 (130 tỷ đồng thuế), dự kiến năm 2018 và những năm tiếp theo cũng sẽ phải đóng mức như vậy, nhưng các Nhà máy điện cùng ngành ở Thái Bình, Quảng Ninh, Bình Thuận, Trà Vinh thì thuế phải đóng ở mức thấp hơn khá nhiều điều này ảnh hưởng khá lớn đến kết quả hoạt động SXKD và khả năng cạnh tranh trên thị trường điện vì chi phí sản xuất điện tăng lên. Tác giả kiến nghị việc áp dụng Thông tư 44/2017/TT-BTC cần được áp dụng đồng nhất cho tất cả các DN và tăng theo lộ trình để các DN hoạt động ổn định, hiệu quả, cạnh tranh công bằng.

3.3.5 Về áp dụng các quy chuẩn về môi trường QCVN19:2009 theo Luật Môi trường số 55/2014/QH13

Theo Luật môi trường mới áp dụng từ 01/01/2015 trong đó áp dụng Quy chuẩn QCVN19:2009 về môi trường với phát thải ra không khí của các cơ sở công nghiệp thì hiện nay các tổ máy của PPC được đầu tư xây dựng và vận hành ít nhất cũng đã trên 15 năm do đó ở thời điểm xây dựng Quy định theo Pháp luật về môi trường chưa rõ ràng, chặt chẽ và khắt khe như Luật môi trường như hiện tại, để thực hiện việc nâng cấp, đầu tư mới các dự án về môi trường đảm bảo các yêu cầu về môi trường theo Luật môi trường hiện hành với suất đầu tư rất lớn, theo tính toán của Tư vấn – Viện Năng lượng Bộ Công thương thì giá trị cho khoản mục đầu tư này cho PPC vào khoảng trên 2.800 tỷ đồng. Vì vậy, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính có hướng dẫn và quyết định việc tính toán chi phí đầu tư vào phương án giá điện và thời gian hoàn vốn thì mới bù đắp cho PPC cũng như các Nhà máy điện khác khi triển khai dự án.

KẾT LUẬN

Vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp luôn được xem là cơ sở quan trọng bậc nhất, là tiền đề quyết định sự tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của DN trên thị trường vì vậy vốn luôn là phạm trù kinh tế mà bất kỳ DN, lãnh đạo DN cũng phải quan tâm.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là quyết định Quản trị tài chính đặt lên hàng đầu của mỗi DN. Việc quản trị vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và không bị thất thoát luôn là yêu cầu đặt ra với Lãnh đạo của DN.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại là Công ty đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) phần vốn góp Nhà nước (thông qua chủ sở hữu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) vẫn chiếm chi phối (trên 51%) đòi hỏi yêu cầu bảo toàn vốn và sử dụng hiệu quả đồng vốn NN đồng thời với các cổ đông sở hữu cổ phiếu PPC luôn yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao giá trị Công ty, vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng đối với PPC nó góp phần vào sự phát triển phát triển lâu dài, bền vững và thực hiện mục tiêu chiến lược của PPC.

PPC đang niêm yết trên sàn giao dịch HOSE và là một trong những DN liên tục trong những năm gần đây được xếp hạng trong “Giỏ VNI 30” (30 Doanh nghiệp có giá trị vốn hóa và tính thanh khoản cao của sàn giao dịch chứng khoán HOSE) điều đó đặt ra cho PPC cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn để đáp ứng kỳ vọng của các Cổ đông, nâng cao giá trị DN xây dựng Công ty phát triển bền vững.

Trong những năm qua, PPC đã luôn quan tâm, tăng cường công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của chủ sở hữu, của cổ đông. Khi nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, Tổng Công ty Phát điện 2 – Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, tác giả đã đưa ra một số giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều

kiện cụ thể, thực tế và đặc thù của doanh nghiệp, đồng thời với những vướng mắc nảy sinh, những khó khăn của PPC trong quá trỉnh hoạt động SXKD tác giả cũng

đưa ra những kiến nghị đề xuất để hoạt động của PPC cũng như các DN ngành điện phát triển và phát triển bền vững.

Để luận văn đạt được kết quả tốt hơn, gắn kết kiến thức lý thuyết và thực tế kinh doanh của DN, tác giả kính mong được sự quan tâm, góp ý của các Thầy cô, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành để luận văn được hoàn thiện hơn nữa và kỳ vọng là những cơ sở vững chắc để Lãnh đạo của PPC có những quyết định Quản trị Tài chính phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại PPC.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2004, Luật Điện lực.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1208/2008/QĐ-TTg, Phê duyệt Quy hoạch điện VII đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Nguyễn Văn Công (2015), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2015), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.

Đào Thị Thu Giang (2012), Giáo trình Kế toán Quản trị Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Nguyễn Ngọc Huyền (2013), Giáo trình quản trị kinh doanh, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Ngô Kim Thanh và Lê Văn Tâm (2010), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Lê Thị Thu Thủy (2012), Giáo trình Quản trị chiến lược Nhà xuất bản Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình Quản trị Tài chính trong Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại:

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2013, 2014, 2013, 2015, 2016, 2017 - Báo cáo thường niên của PPC năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017. - Quy chế quản lý tài chính của PPC (năm 2017).

- Quy định phân công chức năng nhiệm vụ trong PPC (năm 2015). - Tài liệu văn hóa doanh nghiệp của PPC (năm 2015).

Các website:

- Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại: www.ppc.evn.vn

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: www.ssc.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)