Với bề dày truyền thống là Doanh nghiệp đã trên 30 năm hình thành và phát triển, với quy mô tài sản, tiềm lực tài chính lớn mạnh, nguồn nhân lực có kinh
nghiệm, có tay nghề trong quản lý vận hành các tổ máy phát điện lại là một trong không nhiều những Doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất điện kinh doanh điện năng sớm thực hiện cổ phần hóa (Công ty Cổ phần hóa từ năm 2006) và đã sớm niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. PPC định hướng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn điện và cung cấp điện năng cho nền kinh tế Quốc gia và đảm bảo mang lại lợi ích lâu dài, bền vững cho các cổ đông, qua thực trạng, phân tích những chỉ số, những dữ liệu phần nêu trên của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, tác giả nhận thấy cần tìm ra các giải pháp căn cơ hơn, phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện giá trị thị trường của cổ phiếu PPC trên sàn chứng khoán
Một số giải pháp chủ yếu, đó là:
- Thứ nhất, Nâng cao hiệu quả công tác OM (vận hành – sửa chữa) 06 tổ máy phát điện của PPC. Hiện tại các tổ máy phát điện của PPC đặc biệt là Dây chuyền 1 vận hành đã lâu năm tiêu hao nguyên nhiên liệu lớn, hiệu sất thấp, hay bị sự cố vì đó cẩn phải có chiến lược đảm bảo các tổ máy vận hành an toàn, ổn định hiệu quả trong điều kiện thiết bị hiện có, đẩy nhanh công tác sửa chữa bảo dưỡng, duy tu thiết bị để các tổ máy vận hành phát điện tăng doanh thu giảm chi phí sản xuất điện của Công ty.
- Thứ hai, Xây dựng chiến lược chào giá điện hợp lý, tối ưu khi PPC tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Thị trường điện Việt Nam hiện tại cơ cấu cung cầu đã cơ bản cân bằng, có nhiều thời điểm đặc biệt là vào mùa mưa do các nhà máy thủy điện phát công suất cao do lượng nước về các hồ thủy điện nhiều cung về điện đã vượt quá nhu cầu. Điều nữa là hiện nay trên thị trường điện đã có 78 nhà máy phát điện tham gia trong khi đó điện năng là hàng hóa đặc biệt không thể tồn kho vì vậy để mang lại hiệu quả cho Công ty thì việc có chiến lược trong bán hàng trên thị trường điện có vai trò rất quan trọng để có giá bán điện hợp lý, tối ưu theo nhu cầu phụ tải của thị trường để tăng doanh thu, giảm chi phí và tận dụng cơ hội so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
- Thứ ba, Xây dựng danh mục đầu tư tài chính có hiệu quả. PPC có nguồn lực tài chính mạnh, dồi dào đặc biệt là nguồn tiền mặt nhàn rỗi dễ dàng chuyển hóa
các quyết định đầu tư do đó hoạt động tài chính chiếm tỷ khá lớn trong lợi nhuận sau thuế của Công ty và cùng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng là 02 nguồn trọng yếu mang lại lợi nhuận chính của DN, vì vậy Công ty cần có những chiến lược tối ưu trong quyết định Quản trị tài chính để mang lại lợi nhuận tối ưu nhất và bền vững hơn nữa với nguồn lực tài chính mà PPC đang sở hữu.
- Thứ tư, Hàng tồn kho của Công ty vẫn có giá trị lớn chiếm tỷ trọng đáng kể trong bức tranh tài chính chung của Công ty, trị số vòng quay hàng tồn kho vẫn lớn, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lớn, do đó phải rà soát, xây dựng phương án xử lý hàng tồn kho, nâng cao công tác quản trị hàng tồn kho.
- Thứ năm, Chi phí nguyên nhiên liệu chính là than, dầu FO đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá vốn hàng bán của Công ty (chiếm đến trên 60% tổng chi phí giá biến đổi của giá điện) và mặt khác nguồn nguyên liệu than đá, dầu mỏ đang ngày càng cạn kiệt, khan hiếm dự báo giá thành tăng cao trong thời gian tới do đó cần có biện pháp hữu hiệu tiết kiệm chi phí nhiên liệu chính đặc biệt là than cám trong sản xuất kinh doanh điện để giảm giá vốn hàng bán đồng thời cũng hướng tới sản xuất xanh, bền vững thân thiện với môi trường.
- Thứ sáu, Có phương án phòng ngừa rủi ro tài chính, với khoản vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản cho dự án Nhiệt điện Phả Lại 2 bằng đồng JPY đến thời điểm hiện tại dư nợ vẫn còn giá trị 4.7 tỷ JPY, mặc dù lãi suất vay ưu đãi, khá thấp (2,45% + 0,5% chi phí bảo lãnh vay của chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Tài chính) nhưng trong những năm gần đây do chính sách điểu chỉnh kinh tế vĩ mô của Chính phủ Nhật Bản cũng như Chính phủ Việt Nam dẫn tới tỷ giá (JPY/VNĐ) luôn biến động bất lợi cho Công ty ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của của DN. PPC cần có các giải pháp trong quản trị Tài chính Do - anh nghiệp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
- Thứ bảy, Thúc đẩy thu hồi công nợ đúng thời hạn: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chính và chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối của Công ty là doanh thu bán điện cho EVN, việc thanh toán tiền điện không đúng hạn với giá trị rất lớn sẽ dẫn đến Công ty bị chiếm dụng vốn tạm thời và ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông không phải là EVN của Công ty.
- Thứ tám, Khẩn trương thúc đẩy tiến độ dự án nâng cấp cải tạo Dây chuyền 1 của Công ty đã vận hành sản xuất điện trên 30 năm tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, phát thải nguồn ô nhiễm ra môi trường, khấu hao TSCĐ đã hết để thực hiện tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng phát điện, giảm giá vốn hàng bán tăng doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất điện của Dây chuyền 1 đồng thời thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường, gắn sản xuất kinh doanh phát triển với cam kết bảo vệ môi trường vì tương lai bền vững.
Các giải pháp được chi tiết hóa như sau: