Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại PPC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 64 - 84)

Với thời gian xem xét từ năm 2013 đến năm 2017 sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được giới thiệu tại Chương 1 để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của PPC như sau:

2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

2.3.1.1 Phân tích vốn chủ sở hữu

Bảng 2.4. Giá trị vốn chủ sở hữu qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Diễn giải Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Cổ phiếu quỹ - 125.60 - 125.60 - 125.60 - 125.60 - 87.40 Đầu tư phát triển 271.34 365.06 487.84 541.67 539.64 LN sau thuế chưa PP 1,844.28 2,028.27 2,099.55 1,534.25 1,579.40 Vốn chủ sở hữu 5,522.00 5,799.70 5,881.27 5,372.81 5,476.94

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC do Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, KPMG năm 2016-2017).

Do đặc thù của Nhà máy điện có tổng tài sản rất lớn lên nguồn VCSH của PPC có trị số lớn và VCSH trong những năm gần đây luôn ở trị số xấp xỉ 5.500 tỷ VNĐ.

Thông qua bảng 2.3 cho thấy các đặc trưng chủ yếu về VCSH của PPC như sau:

- Thứ nhất, Công ty không phát hành cổ phần mới: Trong 5 năm qua Công ty đã không thực hiện phát hành cổ phần để huy động vốn từ bên ngoài. Đồng thời, lượng cổ phiếu quỹ của Công ty không thay đổi (từ năm 2013-2016) chỉ đến năm 2017, Công ty thực hiện bán bớt 2,5 triệu cổ phiếu quỹ bằng phương thức giao dịch khớp lệnh trực tiếp trên thị trường chứng khoán với mức giá bình quân là 20.300 đồng/CP, đồng thời, ghi nhận giá trị thặng dư là 11,7 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu quỹ ghi nhận giảm từ 125,6 tỷ đồng xuống còn 87,4 tỷ đồng (cuối năm 2017).

- Thứ hai, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và giá trị vốn chủ sở hữu không biến động nhiều sau kết thúc mỗi năm tài chính.

2.3.1.2 Phân tích Nợ phải trả

Qua bảng 2.5 phía dưới cho thấy tính từ năm 2016 trở về trước, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao với giá trị khá lớn, chủ đạo trong tổng nguồn vốn của PPC. Nợ phải trả chủ yếu là do khoản vay ODA cho Dây chuyền 2 bằng ngoại tệ đồng JPY đã tác động lớn tới tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của PPC. Năm 2017, Công ty thực hiện Quyết định quản trị tài chính là trả trước khoản nợ vay ngoại tệ bằng JPY với tổng giá trị trả trước là 15 tỷ JPY dẫn đến tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của PPC thay đổi một cách đáng kể. Tính đến năm 2017 Nợ phải trả của Công ty đã giảm đáng kể trong đó tỷ trọng lớn là nợ ngắn hạn có giá trị lên tới 1,564.98 tỷ đồng trong khi đó nợ dài hạn chỉ là 506.53 tỷ đồng.

Bảng 2.5 Cơ cấu nợ phải trả của PPC từ 2013-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Diễn giải Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ phải trả 6,436.36 5,610.62 5,277.75 5,352.30 2,071.50

- Nợ ngắn hạn 1,432.18 1,528.11 1,266.47 1,526.84 1,564.98

- Nợ dài hạn 5,004.18 4,082.51 4,011.29 3,825.46 506.53

Vốn chủ sở hữu 5,522.00 5,799.70 5,881.27 5,372.81 5,476.94

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC do Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, KPMG năm 2016-2017).

Bảng 2.6. Các chỉ tiêu so sánh với các Công ty cùng ngành Nhiệt điện năm 2017 T TT Chỉ tiêu ĐVT Phả Lại Hải Phòng Nhơn Trạch 2 Ninh Bình Bà Rịa

1 Tổng tài sản cuối năm Tỷ đ 7.548,45 15.154,54 9.964,11 394,74 2.974,48 2 Vốn chủ sở hữu cuối năm Tỷ đ 5.476,94 5.185,61 4.985,22 273,05 1.121,55 3 Nợ phải trả Tỷ đ 2.071,50 9.968,93 4.978,88 121,70 1.852,93 4 Doanh thu thuần Tỷ đ 6.525,43 7.426,59 7.556,42 5.865,84 6.235,98 5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đ 853,99 395,60 810,41 37,88 92,15 6 Vòng quay tài sản Vòng 0,83 0,60 0,68 1,78 0,82 7 Hệ số nợ trên tổng tài sản % 27,44 65,78 49,97 30,83 62,29 8 Tỷ suất lợi nhuận/VCSH ROE) % 15,59 7,63 16,25 13,87 8,20

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính kiểm toán của các Công ty niêm yết trên sàn giào dịch chứng khoán HNX, HOSE năm 2017).

Tại bảng 2.6, sử dụng dữ liệu của các Công ty đã niêm yết hoạt động trong ngành nhiệt điện, tiến hành so sánh giữa PPC với 02 Công ty có quy mô lớn tương đồng là Nhiệt điện Hải Phòng; Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2 và 02 Công ty có quy mô nhỏ hơn là Công ty Nhiệt điện Bà Rịa; Công ty Nhiệt điện Ninh Bình, từ số liệu của bảng nhận thấy:

- Xét về quy mô dây chuyền sản xuất điện, PPC chỉ xếp sau Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng về quy mô công suất phát điện.

Xét về doanh thu, PPC lớn gấp 4 lần Công ty Nhiệt điện Bà Rịa và lớn gấp 10 lần Công ty Nhiệt điện Ninh Bình có danh thu xấp xỉ với Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2 và kém hơn so với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Công ty Nhiệt điện Phả Lại trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng của nền kinh tế Quốc gia.

- Xét về rủi ro tài chính, PPC có rủi ro tài chính thấp nhất: PPC có hệ số nợ trên tổng tài sản chỉ là 27,44% thấp hơn rất nhiều so với Nhiệt điện Hải Phòng (65,78%; Nhiệt điện Bà Rịa 62,29%; Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2 49,97%) đây là một lợi thế lớn của Công ty thể hiện là Doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao không chịu áp lực và lệ thuộc nhiều vào khoản nợ phải trả (Đặc biệt khi khoản nợ có yếu tố vay nợ bằng ngoại tệ chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá như Nhiệt

điện Hải Phòng, Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2 khi tỷ giá giữa VNĐ và những ngoại tệ trong rổ tiền tệ Quốc tế có xu hướng thay đổi bất lợi và tăng so với đồng Việt Nam (USD, EURO; JPY, CNY).

- Xét về hiệu quả kinh doanh, PPC có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) rất cao (15,59%) tương đương với doanh nghiệp kinh doanh cùng nghành nghề là Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (16,25%) đây là chỉ số đánh giá Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của các Cổ đông.

2.3.1.4 Phân tích giá thành sản xuất điện của PPC với các DN cùng ngành

Nhìn vào bảng 2.7 nhận thấy: So với các Công ty trong ngành nhiệt điện, PPC có chi phí sản xuất điện thấp hơn do nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đã vận hành khai thác lâu năm chi phí cố định thấp và Nhà máy đặt tại vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu chính là than nên tiết kiệm đựợc chi phí vận chuyển và dây chuyền 1 với công suất 440MW hiện đã khấu hao hết TSCĐ. So với các Công ty sản xuất thủy điện, các Công ty nhiệt điện sẽ kém có lợi thế về chi phí sản xuất hơn do chi phí nguyên liệu đầu vào (than, dầu, khí) có giá thành cao và có xu hướng tăng giá còn các Công ty thủy điện dựa vào nguồn nước tự nhiên để phát điện.

Bảng 2.7 Giá thành sản xuất điện năm 2017 của PPC với các nhà máy điện khác có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán

Chỉ tiêu Thủy điện Nhiệt điện

Vĩnh Sơn – Sông Hinh Thác Bà Phả Lại Ninh Bình Bà Rịa Nhơn Trạch II Sản lượng (triệu kWh) 666,65 350,00 5.622,85 326,79 1.695,63 5,499 Giá thành sản xuất (VND/kWh) 275,06 395,47 1.064,42 1.877,81 1.076,91 1.235,46

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thường niên của các Công ty niêm yết trên sàn HNX, sàn HOSE năm 2017)

2.3.1.5 Phân tích doanh thu bán hàng của PPC

Từ bảng 2.8, cho thấy PPC hoạt động trong một thị trường điện có mức độ cạnh tranh thấp và là ngành chịu sự điều tiết của Nhà nước và bên mua hàng hóa duy nhất là Công ty mua bán điện thuộc EVN. Trong những năm gần đây do nền kinh tế vĩ mô có những tính toán điều chỉnh chưa hợp lý liên quan đến nghành điện do đó mức độ cạnh tranh của thị trường điện thấp, cơ cấu sản phẩm điện không cân đối khi cung điện năng trong nhiều thời điểm, giai đoạn lớn hơn cầu điện năng. Từ 01/01/2012, Việt Nam bắt đầu thử nghiệm thị trường phát điện cạnh tranh nhưng do quy mô, tính chất, mối quan hệ cung cầu,...và đến nay dù thị trường phát điện đã bước sang một trang mới, nhưng Công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì các tổ máy phát điện để chào giá trên thị trường, trong việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.

Tổng doanh thu bán hàng của PPC đến từ hai nguồn: (1) doanh thu từ bán điện cho EVN; (2) Doanh thu hoạt động khác. Trong đó, doanh thu từ bán điện cho EVN chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Qua các năm cho thấy, doanh thu bán điện cho EVN chiếm tỷ trọng tới 99,6% doanh thu bán hàng của Công ty; doanh thu từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng 0,25 ÷ 0,40%.

Bảng 2.8 Tổng hợp doanh thu bán hàng theo loại hình từ 2013-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Diễn giải Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh thu SX điện 6,509.69 7,405.45 7,528.55 5,844.31 6,217.49 Doanh thu SX khác 15.73 21.14 27.29 21.40 17.56

Tổng cộng 6,525.43 7,426.59 7,555.85 5,865.70 6,235.05

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC do Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, KPMG năm 2016-2017).

Doanh thu từ sản xuất điện của Công ty bằng sản lượng điện nhân với giá bán điện. Với đặc thù là kinh doanh nhiệt điện, hoạt động sản xuất điện của Công ty khá ổn định do Công ty không chịu ảnh hưởng của vấn đề thời tiết và lưu lượng dòng chảy như các Công ty sản xuất thủy điện.

- Sản lượng điện: Sản lượng điện của Công ty trong những năm qua luôn duy trì ở mức cao nhờ Công ty thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng và do sự thiếu hụt điện năng của nền kinh tế khiến cho EVN luôn mua tối đa điện từ Công ty. Với việc đã khai thác gần như hết công suất thiết kế Công ty sẽ khó có thể tăng sản lượng điện và doanh thu bán điện nếu như không có đầu tư mới.

- Giá bán điện của Công ty:

Theo nghị quyết số 593/NQ-HĐTV ngày 29/8/2014 của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện của Công ty được chia làm hai phần, một phần cố định và một phần điều chỉnh linh động theo giá nguyên liệu đầu vào (giá biến đổi). Theo đó:

Giá bán điện Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 1 (từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2019) là 1.434,11 đồng/kWh), trong đó:

- Giá cố định 272.94 đồng/kWh

- Giá biến đổi cơ sở là : 1.161,17 đồng/kWh

Giá bán điện Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 (từ ngày 01/1/2014 đến hết ngày 31/12/2031) là 1.233,21 đồng/kWh, trong đó:

- Giá cố định 362,27 đồng/kWh

- Giá biến đổi cơ sở là : 870,95 đồng/kWh.

Trong hợp đồng mua bán điện có quy định, trong trường hợp giá nhiên liệu (than, dầu) dùng cho sản xuất điện trong kỳ thanh toán (tháng) có biến đổi thì giá điện sẽ được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- PCi: Là giá điện tháng i

- PCcd: Giá cố định theo hợp đồng - PCbd: Là giá biến đổi theo hợp đồng

- : Là tỷ trọng chi phí than trong giá biến đổi ( = 93,72%) - : Là tỷ trọng chi phí dầu trong giá biến đổi ( = 6,28%)

- : Giá than thực tế bình quân nhập trong tháng i (không bao gồm VAT)

- : Giá dầu thực tế bình quân nhập trong tháng i (không bao gồm VAT) - : Giá than cơ sở để tính toán giá điện

- : Là giá dầu cơ sở để tính toán giá điện

(Nguồn: Hợp đồng mua bán điện giữa PPC và Tổng công ty mua bán điện)

Trường hợp trong tháng không nhập than, dầu thì giá than, dầu lấy theo giá than, dầu trong hồ sơ thanh toán của tháng trước liền kề.

- Phần điều chỉnh trong giá bán: Giá bán của Công ty được điều chỉnh một phần theo giá than, dầu FO. Điều này giúp Công ty hạn chế được sự biến động bất lợi của sự tăng giá than và dầu

- Phần cố định trong giá bán: Phần cố định trong công thức tính giá bán điện giảm nhiều so với hợp đồng cũ do EVN yêu cầu giảm giá bán điện của PPC với lý do là nhà máy Phả Lại 1 của PPC (với công suất lắp đặt là 440MW) đã cũ và đã hết khấu hao, nhà máy điện Phả Lại 2 khấu hao TSCĐ cũng sắp hết, theo đó sẽ giảm giá vốn hàng bán của PPC. Việc giá bán trên hợp đồng chỉ điều chỉnh theo giá nguyên liệu mà không điều chỉnh cho các chi phí khác có thể khiến lợi nhuận gộp của PPC giảm xuống trong trường hợp lương cho người lao động tăng, chi phí sửa chữa lớn tăng hoặc các chi phí khác cho sản xuất điện tăng mạnh do lạm phát, chính sách thuế của NN.

- Giá thu mua điện giữa các Nhà máy điện là rất khác nhau: Việc đàm phán giá điện được thực hiện trực tiếp giữa EVN và các nhà máy sản xuất điện. Giá thu mua điện được EVN tính toán dựa trên giá thành sản xuất điện của từng nhà máy, chính vì vậy mức giá thu mua điện giữa các nhà máy là rất khác nhau. Điều này không tạo tính cạnh tranh cho các DN sản xuất điện.

2.3.1.6 Phân tích ảnh hưởng của khoản vay ngoại tệ tới kết quả SXKD

Theo thuyết minh báo cáo tài chính các năm và từ bảng 2.9, khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Công ty là khoản vay ODA bằng đồng Yên Nhật (JPY) được ký kết ngày 30/11/2006 về việc EVN cho PPC vay lại nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) để đầu tư xây dựng Dự án Nhiệt điện

Phả Lại 2. Khoản vay này bắt đầu được ghi nhận tại thời điểm bàn giao vốn NN cho PPC ngày 26/12/2006. Thời hạn cho vay lại là 22 năm, cứ 6 tháng, gốc vay và lãi vay được trả mỗi năm 2 kỳ vào ngày 20/03 và ngày 20/09. Hàng năm với số tiền gốc bằng nhau mỗi kỳ xấp xỉ là 928triệu JPY. Kỳ trả gốc đầu tiên vào ngày 20/03/2006 và kỳ cuối cùng vào 20/03/2028. Lãi suất vay là lãi suất cho vay của JBIC và phí quản lý khoản vay của Bộ Tài chính. Lãi suất bình quân các khoản vay theo từng hiệp định là 2,43%/năm, phí cho vay lại của EVN là 0,2%/năm. Lãi vay và phí cho vay lại được tính trên số dư nợ gốc vay và số ngày thực tế trong kỳ tính lãi. Khoản vay này được Bộ Tài chính bảo lãnh với JBIC, không có tài sản đảm bảo.

Bảng 2.9 Dư nợ vay của Công ty đến 31/12/2017 T

T Chỉ tiêu

31/12/2016 31/12/2017

Triệu JPY Tỷ đồng Triệu JPY Tỷ đồng

1 Tổng dư nợ vay EVN 21.352,54 4.189,79 4.689,42 950,11

(Nguồn:Thuyết minh Báo cáo tài chính kiểm toán PPC do Công ty Kiểm toán độc lập KPMG thực hiện năm 2016-2017).

Như vậy, đây là khoản vay ưu đãi nên có thời gian trả nợ vay rất dài (theo hợp đồng hết hạn trả nợ là năm 2028) và nếu tính lãi suất theo đồng JPY thì rất thấp, chỉ xấp xỉ 2,45%/năm, vấn đề chính là do biến động tỷ giá hàng năm giữa JPY và VNĐ điều đó ảnh hưởng của tỷ giá JPY/VND tác động rất lớn tới kết quả SXKD của PPC.

2.3.1.7 Phân tích ảnh hưởng chi phí lãi vay

Hàng năm, với mức nợ vay từ năm 2016 trở về trước, ngoài nợ gốc PPC phải trả mức chi phí lãi vay cùng ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá tới lãi vay, thể hiện tại bảng 2.9. chi phí của khoản lãi vay này có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty. Cuối năm 2017 do đã thực hiện Quyết định Tài chính là trả trước nợ vay ODA bằng đồng JPY do đó dư nợ ngoại tệ chỉ còn 4,7 tỷ Yên Nhật điều này đã tác động tích cực khi 6 tháng đầu năm 2018, chi phí lãi vay của PPC chỉ còn là 13,95 tỷ đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 64 - 84)