Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 31 - 33)

Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của Công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá DN hoạt động SXKD có thu được lợi nhuận không? Có bảo toàn được nguồn VCSH không? Loại tỷ số này bao gồm 03 các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu thuần được xác định bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh .

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào Công ty. Chỉ tiêu này ngoài ý nghĩa phản ánh trực tiếp hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn đánh giá được trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của DN.

Nói chung, ROA càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của DN càng lớn. Nhưng trong một số trường hợp ROA cao không hẳn vì khai thác tài sản hiệu quả mà vì thiếu hụt đầu tư vào tài sản có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong dài hạn. Chỉ tiêu ROA là chỉ tiêu được các nhà quản lý DN quan tâm.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm, một DN có hiệu quả tài chính cao thì sẽ có điều kiện tăng trưởng. Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp so với tổng tài sản mà doanh nghiệp có, đó là khả năng sinh lời của nguồn VCSH (ROE). ROE thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận cuối cùng của DN với nguồn VCSH. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào DN. ROE cao chứng tỏ DN sử dụng nguồn VCSH có hiệu quả. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì DN khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư.

Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào DN vì nó cho thấy khả năng tạo ra bao nhiêu lãi của 1 đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào DN đó.

Sự khác nhau giữa ROA và ROE là do trong thực tế đại đa số các DN đều phải sự dụng nguồn vốn vay cho hoạt động SXKD. Nếu DN không có vốn vay thì hai tỷ số ROA và ROE sẽ bằng nhau.

Nếu ROE lớn hơn ROA thì chứng tỏ DN đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên VCSH cao hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Lê Hoàng Vinh, 2018 tr. 244-252).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 31 - 33)