Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 55 - 60)

PPC hiện có 12 đơn vị, được chia làm 02 khối gồm khối các phòng ban nghiệp vụ, khối các Phân xưởng vận hành trực tiếp sản xuất điện và Ban quản lý dự án nâng cấp cải tạo Dây chuyền 1..

Tổng số Cán bộ công nhân viên của Công ty tại thời điểm 31/12/2017 là 1.210 người, trong đó:

- Lãnh đạo Công ty: 05 người; - Cán bộ đoàn thể: 03 người;

- Khối các phòng: 316 người, bao gồm: + Lao động gián tiếp: 109 người;

+ Lao động phục vụ: 207 người; - Khối các phân xưởng: 886 người. Về trình độ:

- Đại học và sau Đại học: 346 người; chiếm 28,59% tổng số lao động; - Cao đẳng và Trung cấp nghề: 331 người; chiếm 27,35% tổng số lao động;

- Công nhân kỹ thuật và sơ cấp nghề: 457 người; chiếm 37,78% tổng số lao động;

- Lao động phổ thông: 76 người; chiếm 6,28% tổng số lao động.

(Nguồn: Báo cáo lao động việc làm năm 2017 gửi Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương - Phòng Tổ chức Lao động Công ty)

Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

(Nguồn: Mô hình tổ chức và định biên lao động PPC – Phòng Tổ chức lao động Công ty)

Với mô hình tổ chức của Công ty tại hình 2-8 phía trên được làm rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:

2.1.3.1 Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần, trong những trường hợp đặc biệt có thể có những phiên Đại hội cổ đông bất thường để quyết định những vấn đề lớn, hệ trong của daonh nghiệp. Đại hội đồng cổ đông theo quy định phải phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính (trừ trường

hợp đặc biệt không quá sáu tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính nhưng phải công bố thông tin lý do lùi Đại hội).

Đại hội đồng cổ đông thường niên, quyết định các vấn đề lớn về tổ chức hoạt động, SXKD, đầu tư phát triển...và những vấn đề theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, đặc biệt thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, các báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát, là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội.

2.1.3.2 Hội đồng Quản trị

Hoạt động kinh doanh và các công việc khác của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT. HĐQT có trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư của Công ty, trên cơ sở các định hướng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình SXKD của Công ty.

HĐQT có toàn quyền nhân danh Công ty, để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.

2.1.3.3 Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát Công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động giám sát của mình. Ban Kiểm soát thay mặt cổ đông để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; Kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập và thực hiện các công việc khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty

2.1.3.4 Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là lãnh đạo cao nhất của Ban điều hành, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông và HĐQT, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền

và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho TGĐ là các Phó Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm.

(Nguồn: Trích điều lệ của PPC đã sửa đổi theo Thông tư 95/2017TT-BTC thông qua tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2018).

2.1.3.5 Các phòng chức năng:

- Văn phòng Công ty: Là một đơn vị nghiệp vụ - phục vụ tổng hợp trong Công ty. Có chức năng tham mưu cho TGĐ và tổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực hoạt động quản lý về công tác hành chính, văn thư - lưu trữ, đối ngoại, quản trị, pháp chế, quản lý chất lượng theo ISO, tuyên truyền… và các công tác phục vụ tổng hợp khác như: Công tác y tế Doanh nghiệp, nấu ăn giữa ca, chăm sóc cây cảnh, công trình phúc lợi công cộng…của PPC.

- Phòng Tổ chức - Lao động: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho TGĐ Công ty và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực hoạt động quản lý về công tác tổ chức sản xuất, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng - kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động…

- Phòng Kế hoạch - Vật tư: Là phòng nghiệp vụ, có chức năng giúp tham mưu cho TGĐ Công ty chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tham gia thị trường điện; công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lý vật tư, thiết bị, nhiên liệu …; công tác thẩm tra và xét duyệt dự toán; tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê công nghiệp để đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh và công tác khác của Công ty.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp TGĐ Công ty thực hiện công tác Tài chính - kế toán của doanh nghiệp nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của công ty của công ty theo đúng quy định của Nhà nước và điều lệ Công ty. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, tài chính theo đúng các quy định về kế toán - tài chính do Nhà nước ban hành.

- Phòng Kỹ thuật: Là một đơn vị có chức năng tham mưu giúp việc TGĐ Công ty chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật trong quản lý vận hành sản xuất và sửa chữa máy móc, thiết bị của Công ty; thực hiện thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị; xây dựng phương thức và xác định các chế độ vận hành tối ưu của các thiết bị; công

tác kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động đáp ứng yêu cầu mục tiêu nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh và các lĩnh vực công tác khác của Công ty.

- Phòng An toàn: Là một đơn vị có chức năng tham mưu giúp việc TGĐ Công ty chỉ đạo công tác kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động, môi trường của Công ty.

- Phòng Bảo vệ - Cứu hỏa: Có chức năng giúp TGĐ Công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trật tự trong Công ty và bảo vệ an toàn nguyên vẹn tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác cứu hoả, công tác tự vệ quân sự địa phương của Công ty

2.1.3.6 Các phân xưởng sản xuất:

Gồm các phân xưởng vận hành sản xuất, là các đơn vị chủ quản thiết bị, quản lý và vận hành toàn bộ các thiết bị trong dây chuyền công nghệ chính và các thiết bị phụ trợ của nhà máy; Lập kế hoạch vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị trong phạm vi đơn vị quản lý.

Khối sản xuất gồm 6 phân xưởng: Phân xưởng Vận hành 1; Phân xưởng Vận hành 2; Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt; Phân xưởng Cung cấp nhiên liệu; Phân xưởng Hoá; Phân xưởng Phụ trợ.

-Phân xưởng Vận hành 1

Phân xưởng vận hành 1 là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành các thiết bị thuộc Dây chuyền 1 gồm các hạng mục chính như sau: Lò hơi, tua bin bao gồm cả thiết bị chính và phụ, các thiết bị thuỷ lực gồm: Trạm bơm tuần hoàn trạm bơm sản xuất - cứu hoả, trạm bơm nước sinh hoạt, trạm bơm nước thải sinh hoạt, trạm xử lý nước thải nhiễm dầu, quản lý kênh đập hệ thống hồ thải xỉ của Công ty. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất của Công ty

-Phân xưởng Vận hành 2

Là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của PPC trực tiếp quản lý vận hành toàn bộ các hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất điện số 2 (Dây chuyền 2). Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất của Công ty

- Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt

-Là đơn vị trực tiếp sản xuất, có nhiệm vụ quản lý thiết bị, vận hành toàn bộ thiết bị điện, kiểm nhiệt của dây chuyền 1. Đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, liên tục, kinh tế theo đúng phương thức sản xuất điện của Công ty.

Là đơn vị trực tiếp sản xuất, có nhiệm vụ quản lý thiết bị, vận hành toàn bộ thiết bị cung cấp nhiên liệu của dây chuyền 1 bao gồm các thiết bị: cẩu bốc xếp than, hệ thống băng tải, máy cấp, quang lật toa, thiết bị đường sắt, xe ủi than, các kho than 1 và 2.

Tham gia vào việc lấy mẫu than nhập phục vụ việc thí nghiêm kiểm tra và đo kiểm tiếp nhận than.

-Phân xưởng Hoá

Quản lý, vận hành toàn bộ thiết bị Hoá dây chuyền 1 như: Hệ thống xử lý nước, các phòng thí nghiệm, tham gia vào kiểm soát chất lượng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất điện của Công ty.

-Phân xưởng Phụ trợ

Khai thác tro bay, xỉ than, thu gom thạch cao phát sinh trong quá trình sản xuất điện tập trung lại để thực hiện bán cho các nhà mua hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm thải của nhà máy nhiệt điện.

(Nguồn: Trích tài liệu – Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO9001:2015 của PPC phần chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng trong Công ty).

2.1.3.7 Ban Quản lý Dự án nâng cấp DC1

Ban QLDA là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, được thành lập theo Quyết định số 5403/QĐ-PPC-HĐQT ngày 01/10/2015 của HĐQT Công ty.

Ban QLDA có chức năng thay mặt chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại) trực tiếp quản lý, thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp thiết bị Dây chuyền 1 của PPC trong các khâu từ công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc xây dựng đưa các tổ máy vào khai thác sử dụng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, của Công ty.

Ngoài ra, PPC còn có các tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác có nhiệm vụ phụ trách các hoạt động của Đảng, hoạt động Công đoàn, các hoạt động xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của Công ty. Góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ SXKD và các nhiệm vụ khác của PPC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)