Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 34 - 36)

Vòng quay nợ phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.

Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của DN. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà DN bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa.

Phát sinh nợ phải thu khách hàng cũng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của các DN. DN bán hàng trả chậm là một trong các biện pháp để thu hút khách hàng ,tăng cường doanh thu cho DN. Tuy nhiên , nếu khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng nhiều vốn của DN, vì vậy, ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng thanh toán của DN.

Kì thu tiền bình quân, hay còn gọi số ngày của một vòng quay nợ phải thu khách hàng (receiveables collection period) được xác định theo công thức:

Kỳ phải trả bình quân:

Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cung cấp. Hệ số này thế hiện mối quan hệ giữa DN và người bán. Hệ số kỳ chuyển đổi các khoản phải trả cao nghĩa là DN có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán. Ngược lại hệ số này thấp nghĩa là DN phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng.

Vòng quay hàng tồn kho:

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong DN. Có nghĩa là DN sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Số ngày tồn kho):

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của DN đó.

Số ngày vòng quay hàng tồn kho cho thấy khoảng thời gian trung bình hàng tồn kho được lưu giữ (Lê Hoàng Vinh, 2018 tr. 234-240)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 34 - 36)