Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 84 - 87)

2.3.2.1 Phân tích về tiền và tương đương tiền

Thông qua bảng 2.21, cho thấy, những năm trước, giá trị của khoản Tiền và tương đương tiền là tương đối cao do dòng tiền nhàn rỗi là khá nhiều, Công ty lại chưa phát triển các hoạt động đầu tư, nâng cấp máy móc. Do vậy, giá trị này luôn lớn. Tuy nhiên, năm 2017, thực hiện quyết định quản trị Tài chính là trả trước khoản nợ vay ngoại tệ bằng JPY, Công ty đã dành tiền nhàn rỗi để thực hiện trả trước phần lớn nợ vay (Chi tiết được đề cập tại phần nợ phải trả dưới đây).

Bảng 2.21. Chi tiết các khoản tiền và tương đương tiền từ 2013-2017 Diễn giải Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tiền&tươn g đương tiền 1,156.90 9.67 1,156.50 10.14 705.25 6.32 777.87 7.2 5 208.92 2.77 Tổng TS 11,958.3 6 11,410.3 2 11,159.0 3 10,725.1 1 7,548.4 5  

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, Công ty KPMG thực hiện năm 2016-2017)

2.3.2.2 Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn

Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị độc quyền mua điện từ các nhà máy điện kể cả trong ngành điện thuộc EVN và cả ngoài ngành như các Nhà máy điện của PVN, TKV, Tổng Công ty Sông Đà, các nhà máy IPP (Nhà máy phát điện độc lập không thuộc sở hữu của EVN); nhà máy BOT (Nhà máy phát điện xây dựng – quản lý vận hành – chuyển giao) và kể cả mua điện ngoài của Trung Quốc. Do đó, nợ phải thu ngắn hạn khách hàng chủ yếu là nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán của EVN. Đối với PPC ngoài khoản phải thu chiếm tỷ trọng và giá trị lớn là tiền bán sản phẩm điện năng cho EVN, ngoài ra khoản còn lại cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn là khoản cho chính Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) vay vốn, chi tiết các khoản phải thu được cụ thể tại Bảng 2-22 dưới đây:

Bảng 2.22. Bảng chi tiết các khoản phải thu từ 2013-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Diễn giải Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Phải thu ngắn hạn 1,384.74 2,122.70 2,123.80 2,662.37 2,259.54

- Phải thu NH của Khách hang 1,386.74 2,125.23 1,390.86 1,615.79 1,322.02 - Phải thu về cho vay NH - - 735.00 1,053.80 950.30

Phải thu dài hạn - - 2,350.00 1,707.97 933.17

(Nguồn:Báo cáo tài chính kiểm toán PPC Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, Công ty KPMG thực hiện năm 2016-2017)

2.3.2.3 Phân tích quản lý nợ phải thu

Với ngành nghề kinh doanh chính của PPC là sản xuất điện. Do vậy, khách hàng phải thu chính là Tập đoàn Điện lực Việt Nam Bên cạnh đó có một số dư nhỏ các khoản nợ phải thu ngắn hạn là các khoản trả trước cho người bán. Như vậy, trọng tâm của quản lý nợ phải thu đặt vào việc quản lý khoản phải thu từ EVN. Đây là Tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện là đại diện duy nhất mua điện từ các nhà máy điện trong cả nước. Chính vì vậy, về cơ bản nợ phải thu của Công ty có độ rủi ro thấp nhưng khó thu được khoản phải thu này đúng hạn.

Bảng 2.23. Hiệu quả quản lý nợ phải thu của PPC từ 2013-2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Vòng quay nợ phải thu Vòng 4,71 1,80 3,55 2,67 2,67

2 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 98 104 86 90 87

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, Công ty KPMG thực hiện năm 2016-2017)

Theo bảng 2.23, có thể nhận thấy vòng quay nợ phải thu đã giảm từ 4,71 vòng năm 2013 xuống còn 2,67 vòng (năm 2016 và 2017) thể hiện sự tích cực của PPC và điều kiện thực tế tốt đã đẩy nhanh tiến độ thanh toán tiền điện còn nợ với EVN.

Cũng qua bảng 2.23 thì kỳ thu tiền bình quân đã ổn định hơn và được cải thiện. Việc thanh toán tiền điện đã được thực hiện tốt hơn theo đúng thời hạn của

hợp đồng mua bán điện. Do vậy, kỳ thu tiền bình quân từ năm 2015-2017 tương đối ổn định và đã được rút ngắn thời gian.

2.3.2.4 Phân tích hàng tồn kho:

Bảng 2.24. Giá trị hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2013-2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Hàng tồn kho Tỷ đồng 938 705 660 557 551

2 Dự phòng giám giá hàng tồn kho Tỷ đồng 176 178 181 173 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, Công ty KPMG thực hiện năm 2016-2017)

Căn cứ bảng 2.24 bên trên cho thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Tại thời điểm cuối năm 2013, hàng tồn kho của Công ty là 937 tỷ đồng, dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 176 tỷ đồng. PPC đã tăng cường quản trị mua sắm hàng hóa, hàng tồn kho từ năm 2014 giá trị hàng tồn kho là đến hết năm 2017 hàng tồn kho của Công ty giảm đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Đáng chú ý là tồn kho vật tư thiết bị dự phòng cho dây chuyền 2 do nhà thầu bàn giao cho Công ty từ năm 2003 có nhiều mặt hàng đã trở nên ứ đọng kém phẩm chất, hư hỏng, không còn có khả năng sử dụng,...khiến Công ty hàng năm phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho với giá trị lớn. Cuối năm 2017, giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho lên tới 100 tỷ đồng và giá trị dự phòng của thiết bị phụ tùng thay thế dài hạn cho sửa chữa thay thế các thiết bị máy móc của dây chuyền sản xuất lên tới 170 tỷ đồng.

Cũng qua bảng 2.24, thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho chậm, chưa có chuyển biến tích cực. Mặc dù, hàng tồn kho đối với các nhà máy nhiệt điện chạy than chủ yếu là nhiên liệu than, dầu FO có giá trị lớn. Tuy nhiên, vẫn còn vật tư dự phòng, thiết bị thay thế, hàng hóa chậm luân chuyển vẫn còn nhiều và chưa được Công ty xử lý kịp thời để đảm bảo không bị tồn và ứ đọng vốn. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho qua các năm đều ở mức cao từ 35-40 ngày. Lượng Vật tư thiết bị (VTTB) này tập trung chủ yếu ở các danh mục thuộc hàng dự phòng của nhà thầu

khi bàn giao Dây chuyền 2. Tới nay, có nhiều danh mục VTTB đã thuộc hàng dự phòng đã ở mức trên 10 năm chưa sử dụng.

Bảng 2.25 Hiệu quả quản lý hàng tồn kho từ năm 2013-2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 6,45 9,91 10,51 8,92 9,80

2 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Ngày 57 37 35 41 37

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán PPC Công ty Kiểm toán độc lập Deloitte thực hiện từ năm 2013-2015, Công ty KPMG thực hiện năm 2016-2017)

Qua 02 chỉ tiêu ở hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại bảng 2-25 cho thấy: - Tuy vòng quay hàng tồn kho cũng đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, hàng trong kho vẫn ứ đọng lớn chậm được luân chuyển.

- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho mặc dù đã giảm nhưng trung bình vẫn trên 30 ngày cho thấy hàng hóa được lưu giữ trong kho vẫn chậm được sử dụng, luân chuyển, quay vòng dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp, phẩm chất, chất lượng vật tư, hàng hóa, thiết bị hàng tồn kho giảm đi.

Có thể đánh giá: PPC quản trị hàng tồn kho không thực sự hiệu quả đã làm ứ đọng vốn của DN, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 84 - 87)