Rà soát, xây dựng phương án xử lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 106 - 107)

Với lợi thế là gần vùng nguyên liệu than tại Quảng Ninh và chi phí tồn kho quá lớn của nguyên liệu than cho sản xuất điện, Công ty không nên duy trì một mức dự trữ hàng tồn kho thường xuyên quá lớn như hiện tại. Với lợi thế về cung đường vận chuyển than, phương thức vận chuyển than, Công ty nên chuyển từ việc nhập từng lô than lớn sang nhập định kỳ với số lượng than nhỏ hơn nhằm giảm tiền thanh toán than mà nằm tồn trữ trong kho. Như vậy, Công ty sẽ vẫn đảm bảo được tiến độ sản xuất điện thường xuyên liên tục, mà giúp tiết kiệm được chi phí lưu kho.

Danh mục các vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất điện được Công ty mua và dự phòng với chủng loại rất nhiều, giá trị lớn dẫn đến tồn kho cao trong khi đó có những vật tư thiết bị theo chu kỳ phải 4-6 năm mới được sửa chữa lớn thay thế do đó Công ty cần có chiến lược mua sắm, dự phòng cho phù hợp tránh tồn kho kéo dài vừa ứ đọng vốn và vật tự giảm chất lượng do lưu kho lâu.

Mức tồn kho của PPC hiện tại là rất cao chiếm giá trị khá lớn trong tổng chi phí sản xuất điện của Công ty, do vậy PPC cần xem xét và xử lý để tối ưu hóa chi phí, giảm mức tồn kho không cần thiết, đọng vốn quá nhiều vào hàng tồn kho, trong đó có cả lượng vật tư thiết bị bị hỏng, kém phẩm chất, gây lãng phí, thất thoát. Công ty cần có phương án thanh lý xử lý kịp thời nhằm tránh tính trạng đọng vốn kéo dài.

Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty để kiểm soát nhanh, thuận tiện, chi tiết tồn kho, có phương án kịp thời cho việc mua sắm vật tư thiết bị để thay thế cho dây chuyền sản xuất điện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 106 - 107)