Vai trò của việc đảm bảo huy động đủ vốn cho hoạt động SXKD của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 28 - 29)

động SXKD của DN

Hiệu quả SXKD của một DN là kết quả tổng thể của hàng loạt các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài DN. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho nhu cầu SXKD của DN có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của DN. Điều đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:

- Tất cả các hoạt động kinh doanh của DN ở bất cứ quy mô, lĩnh vực nào đều cần thiết có một lượng vốn nhất định.

- Việc mở rộng hoạt động SXKD của DN trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, đầy đủ và kịp thời. Do đó, việc tổ chức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi DN.

- Việc huy động vốn đầy đủ, kịp thời giúp cho các DN có thể chớp được thời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh.

- Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp giúp giảm bớt được chi phí sử dụng vốn, điều đó tác động rất lớn đến việc tăng lợi nhuận của DN đặc biệt ở các DN có tỷ lệ vốn vay lớn.

Trước đây, do cơ chế bao cấp mọi nhu cầu về vốn của DNNN đều được NSNN cấp và qua nguồn tín dụng ưu đãi của ngân hàng. Nếu DN phát sinh nhu cầu vốn thì có thể xin phất phát thêm hoặc vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Có thể nói vốn của DN được tài trợ toàn bộ, vì thế vai trò khai thác, thu hút vốn không được đặt ra như một yêu cầu cấp bách có tính sống còn đối với DN. Hoạt động huy động các nguồn vốn của DN trở nên rất thụ động.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường các DNNN cũng song song tồn tại với các thành phần kinh tế khác, việc cấp phát vốn hạn chế hơn, DN phải bảo toàn vốn kể cả trong điều kiện trượt giá và phải đầu tư để mở rộng và phát triển quy mô sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn ngày càng lớn trong mội trường cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi DN phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng yêu cầu vốn, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ... nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của DN. Chỉ có như vậy DN mới có thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, vốn trở thành động lực cho sự

phát triển của DN và việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đã trở thành một yêu cầu cấp thiết và tất yếu (Nguyễn Trọng Cơ, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 28 - 29)