Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 39)

Ngoài các yếu tố khách quan nói trên, còn có rất nhiều các nhân tố chủ quan thuộc về bản thân DN cũng tác động rất lớn tới hiệu quả vốn kinh doanh của DN. Yếu tố chủ quan bao gồm tập hợp nhiều yếu tố tác động đến cả trong quá trình sản xuất lẫn kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD cả hiện tại lẫn tương lai. Việc xem xét, đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này cực kỳ quan trọng, trên góc độ tổng quát cần xem xét những yếu tố sau:

1.4.2.1 Xác định ngành nghề, chiến lược kinh doanh

- Yếu tố này tạo điểm xuất phát cho DN cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã được chọn cùng với chiến lược kinh doanh đã được vạch ra thì chủ DN buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính, bao gồm:

+ Cơ cấu vốn hợp lý;

+ Chi phí vốn của DN bao nhiêu là hợp lý;

+ Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào thì hợp lý, mức độ hiện đại so với đối thủ cạnh tranh đến đâu;

+ Nguồn tài trợ vốn được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài và an toàn không; + Ngoài ra, qua ngành nghề kinh doanh, DN còn có thể tự xác định được mức độ lợi nhuận đạt được, khả năng chiếm lĩnh, phát triển thị trường trong tương lai,...để có kế hoạch bố trí nguồn lực cho phù hợp.

- Chiến lược kinh doanh của DN bao gồm tổng thể các mục tiêu, nhiệm vụ, sách lược trên các mặt: Thị trường, sản phẩm, triết lý kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ hoạt động SXKD của DN. Nó có vai trò như là kim chỉ nam cho mọi quyết định về đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của DN (Lê Thị Thu Thủy, 2012).

1.4.2.2 Tổ chức quản lý nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn lực của DN

- Trình độ quản lý vốn:

Đây là nhân tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Như đã đề cập ở phần trên, với một số vốn nhất định, DN phải phân bổ, đầu tư vào các tài sản để tiến hành các hoạt động SXKD. Doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải có những kế hoạch phân bổ vốn hợp lý, hiệu quả. Việc lựa chọn không phù hợp và đầu tư vốn vào các lĩnh vực không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu vốn, gây ứ đọng, hao hụt, giảm hiệu quả sử dụng vốn thậm chí mất vốn.

- Lao động:

Trình độ quản lý của lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo trong SXKD khá quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu và hài hòa giữa các yếu tố của quá trình SXKD nhằm giảm những chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đem lại cho DN sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Trình độ tay nghề của người lao động: Thể hiện ở khả năng tìm tòi sáng tạo trong công việc tăng hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, sử dụng vốn.

- Mối quan hệ của DN:

Mối quan hệ này được đặt trên hai phương diện là quan hệ giữa DN với khách hàng tiêu thụ sản phẩm và mối quan hệ giữa DN với các nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới khả năng sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hóa tiêu thụ...là những vấn đề trực tiếp tác động đến Doanh thu – chi phí - lợi nhuận của DN. Khi DN có mối quan hệ tốt đối với khách hàng và nhà cung cấp thì sẽ ổn định SXKD lâu dài bởi đầu vào được đảm bảo và sản phẩm làm ra có khả năng tiêu thụ cao. Để làm được điều này, DN cần phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp. Biện pháp mà mỗi DN đề ra không hoàn toàn giống nhau mà còn phải tùy thuộc vào tình hình thực tế tại từng DN. Tuy nhiên, các biện pháp chủ yếu vẫn là: Thuận tiện hóa quy trình thanh toán, mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm,...

1.4.2.3 Mức độ đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động SXKD

Ngày nay, khi tiến bộ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão mang lại những tiện ích ngoài sức tưởng tượng của con người, thì nó đã và đang trở thành một nguồn lực quan trọng góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Việc đưa khoa học - công nghệ vào phục vụ quá trình SXKD là điều kiện cần đối với hầu hết các DN kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực; đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất điện thì việc đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Ứng dụng thành công khoa học - công nghệ vào sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu suất máy móc thiết bị, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời cho phép DN tiết kiệm được chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.

1.4.2.4 Mức độ đầu tư vào tư bản nhân lực

Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực. Đầu tư vào nguồn nhân lực là một hướng đầu tư mới của các DN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, phải chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực hơn là giá cả của nó. Ở tầm vĩ mô, nếu như trước đây Quốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư. Ngày nay lợi thế đó không còn quan trọng nhiều nữa, các nhà đầu tư đòi hỏi đội ngũ lao động không chỉ rẻ mà phải có tay nghề cao để đảm bảo có thể vận hành được hệ thống dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại. Ở tầm vi mô, mọi DN đều cố gắng tuyển dụng được cho mình những nhân tài và gắn bó với DN dù chi phí bỏ ra có thể rất cao. Tuy nhiên, đổi lại DN có thể nhận được sức sáng tạo, những ý tưởng mới, kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD doanh, tiết kiệm vốn.

Tóm lại, những nhân tố thuộc về nội lực DN được coi là quan trọng nhất, mang tính chủ động cao, do trong cùng một môi trường kinh doanh chung, tức có chung các thuận lợi và khó khăn thì việc một DN có làm ăn tốt được hay không, sức cạnh tranh có cao so với DN khác hay không là tuỳ thuộc vào chính bản thân DN đó. DN hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm, sửa chữa và khắc phục những khiếm khuyết để đạt được hiệu quả sử dụng vốn ngày một cao hơn. Bài học của các DN lớn trên thế giới tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển là “Không có khách hàng tồi, chỉ có sản phẩm và người cung cấp tồi mà thôi”. Điều này rất có ý nghĩa đối với các DN trong việc cố gắng và chủ động xây dựng các biện pháp quản lý, sử dụng vốn hiệu quả cho SXKD của DN mình (Nguyễn Thu Thủy, 2011).

Trên đây là trình bày hệ thống cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại DN trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Từ các khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn giúp cho việc phân tích, đánh giá được thực trạng vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI PPC 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phầnNhiệt điện Phả Lại Nhiệt điện Phả Lại

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (trước đây là Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại) là đơn vị sản xuất nhiệt điện chạy than. Công ty được thành lập theo Quyết định số 22 ĐL/TCCB ngày 26/04/1982 của Bộ Điện lực (nay là Bộ Công Thương). PPC có tổng công suất phát điện 1040 MW là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất lớn ở Việt Nam, bao gồm 2 nhà máy (Dây chuyền): Nhà máy nhiệt điện 1 (Dây chuyền 1) và nhà máy nhiệt điện 2 (dây chuyền 2).

Dây chuyền 1 được khởi công xây dựng ngày 17/5/1980 và hoàn thành năm 1986, có công suất thiết kế 440MW. Gồm 4 tổ máy (tổ máy số 1, 2, 3 và 4), mỗi tổ máy có công suất 110 MW. Toàn bộ máy móc thiết bị dây chuyền 1 do Liên Xô trước đây viện trợ giúp đỡ xây dựng.

Dây chuyền 2 được khởi công xây dựng ngày 8/6/1998 trên mặt bằng phía đông Nhà máy 1, có công suất thiết kế 600MW. Gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 300MW, gọi là tổ máy số 5 và tổ máy số 6. Thiết bị, máy móc của dây chuyền 2 chủ yếu của các nước G7, nguồn vốn xây dựng chủ yếu là nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JBIC). Dây chuyền 2 được bàn giao đưa vào sử dụng cuối năm 2002 đầu năm 2003.

Ngày 30 tháng 3 năm 2005 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ra Quyết định số 16/2005/QĐ-BCN chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạch toán kinh tế độc lập - thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 18/5/2005 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có văn bản số 2436/CV- EVN-TCKT hướng dẫn công tác hạch toán tài chính chuyển các Nhà máy điện thành Công ty hạch toán độc lập. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại chính thức chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01/07/2005.

Ngày 31/12/2004 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 3537/QĐ-TCCB về việc cổ phần hóa Công ty Nhiệt điện Phả Lại, công tác Cổ phần hóa của PPC đã hoàn thành và chính thức chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần, với tên mới là

Công ty Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0403000380 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần đầu ngày 26/01/2006.Ngày 10/05/2013 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 6 số 0800296853.

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Tên giao dịch quốc tế: Pha Lai Thermal Power Joint-stock Company Tên viết tắt: PPC

Địa chỉ: Phường Phả Lại - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương Điện thoại: 0220.3881126/Fax: 0220.3881338

Vốn điều lệ: 3.262.350.000.000 đồng

Số đăng ký kinh doanh số và mã số thuế: 0800296853 Hình ảnh Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:

PPC có một số ngành nghề kinh doanh chính được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 26/01/2006 và cấp lại lần 6 ngày 10/05/2013 như sau:

Hai là: Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh, cải tạo thiết bị điện, các công trình Nhiệt điện, công trình kiến trúc của Nhà máy điện;

Ba là: Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình điện;

Bốn là: Bồi dưỡng cán bộ công nhân viên về quản lý thiết bị vận hành, bảo dưỡng, và sửa chữa thiết bị Nhà máy điện;

Năm là: Mua bán xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị; Sáu là: Đầu tư các công trình nguồn điện và lưới điện.

Trong sáu nội dung ngành nghề kinh doanh trên thì nội dung thứ nhất: “Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng” là quan trọng nhất và phải giải quyết tốt nội dung này mới đảm bảo cho việc bảo toàn vốn và phát triển bền vững của Công ty.

Bảng 2.1. Các sự kiện chính của PPC từ khi thành lập đến nay

Năm Sự kiện

1982 Thành lập nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại theo Quyết định của Bộ Điện lực, trực thuộc Công ty Điện lực 1

1983 Tổ máy số 1 (dây chuyền 1) được đưa vào vận hành 1984 Tổ máy số 2 (dây chuyền 1) được đưa vào vận hành 1985 Tổ máy số 3 (dây chuyền 1) được đưa vào vận hành 1986 Tổ máy số 4 (dây chuyền 1) được đưa vào vận hành

1995 Nhà máy là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam 2001 Tổ máy số 5 (dây chuyền 2) được đưa vào vận hành

2002 2003

Tổ máy số 6 (dây chuyền 2) được đưa vào vận hành Đón nhận Huân chương Lao động hạng 3

2005 Bộ Công nghiệp có quyết định chuyển Nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại

2005 Bộ Công nghiệp có quyết định chuyển Công ty Nhiệt Điện Phả Lại thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thành Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại 26/01/2006 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp giấy phép đăng kí kinh doanh

lần đầu cho PPC

13/03/2006 Bộ Công nghiệp có văn bản số 1294/BCN-TCCB đồng ý về chủ trương bán tiếp cổ phần Nhà nước tại PPC

Năm Sự kiện

15/05/2006 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có quyết định số 12/QĐ – TTGDHN chấp thuận đăng kí giao dịch cổ phiếu của Công ty

19/05/2006 Cổ phiếu của công ty được chính thức giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN)

17/01/2007

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty và chuyển niêm yết từ TTGDCK HN sang Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (TTGDCK HCM)

26/01/2007 Cổ phiếu PPC được chính thức giao dịch trên TTGDCK TP Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chính Minh – HOSE).

2009 Nhận cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua.

2010 Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng 2012 Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng

(Nguồn: Kỷ yếu Nhiệt điện Phả Lại 30 năm xây dựng và phát triển).

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhiệt điệnPhả Lại Phả Lại

Ngành nghề kinh doanh chính của PPC là SXKD điện năng. Nguyên liệu chính đầu vào của dây chuyền sản xuất điện là than cám và dầu mazut (dầu FO). Sản phẩm chính của Công ty là điện năng.

2.1.2.1 Đặc điểm chung của sản phẩm điện năng

Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, tuy cũng giống như các sản phẩm hàng hóa khác được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhưng điện năng gần như không thể dự trữ được, không thể cất giữ trong kho để dùng dần được như các loại hàng hoá khác. Quá trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác: nhiệt năng, cơ năng, quang năng... để thoả mãn nhu cầu cho sản xuất và đời sống xã hội. Bên cạnh đó, do đặc tính của các thiết bị sử dụng điện nên đòi hỏi sản phẩm điện năng phải đạt yêu cầu cao kịp thời cả về số lượng và chất lượng (độ ổn định điện áp, tần số, tính liên tục).

Một đặc điểm nữa của điện năng là quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng bắt buộc phải thông qua hệ thống rất phức tạp bao gồm các hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối, các máy biến áp cao thế, trung thế, hạ thế và trong quá trình này luôn luôn có một lượng điện năng mất đi một cách vô ích trong hệ thống điện và được gọi là tổn thất kỹ thuật. Tổn thất điện năng kỹ thuật tuân theo các quy luật vật lý khách quan cũng tương tự như tổn hao tự nhiên của các hàng hoá khác. Tổn thất điện năng kỹ thuật bao gồm: Tổn thất điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại, tổng công ty phát điện 2 – tập đoàn điện lực việt nam (Trang 39)