Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 30)

Hiệu quả là một phạm trù đánh giá trình độ sử dụng nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền...) để đạt được mục tiêu xác định.

Đối với công tác kiểm tra sau thông quan, hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả cao nhất theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra bằng nguồn lực hợp lý.

Trong đó, kết quả là các chỉ tiêu đạt được so với các kế hoạch, chỉ tiêu được giao hàng năm như:

- Số cuộc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, tại trụ sở người khai hải quan;

- Số tiền truy thu từ hoạt động kiểm tra sau thông quan;

Nguồn lực là con người (số lượng cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan, năng lực trình độ...); máy móc thiết bị, công nghệ được trang bị, các phần mềm nghiệp vụ nhằm cung cấp thông tin cho hoạt động kiểm tra sau thông quan; các chi phí: đào tạo nguồn nhân lực, lương trả cho CBCC, chi phí để thực hiện các cuộc KTSTQ...

* Chỉ số đánh giá hiệu quả công tác KTSTQ theo tôi gồm 04 nhóm chỉ số sau:

a. Nhóm chỉ số về khả năng hoàn thành các chỉ tiêu được giao

- Chỉ tiêu về số lượng DN được KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan so với chỉ tiêu được giao: bằng số doanh nghiệp được KTSTQ thực tế trong năm/ Số doanh nghiệp kiểm tra sau thông quan được giao chỉ tiêu trong năm;

- Chỉ tiêu về số thu trong công tác KTSTQ so với chỉ tiêu được giao: bằng số thu trong công tác KTSTQ thực tế thực hiện/ số thu trong công tác KTSTQ được giao chỉ tiêu trong năm; Nhóm chỉ tiêu này thể hiện khả năng hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm;

b. Nhóm chỉ tiêu về việc phân bổ, trình độ nguồn nhân lực: Nhóm chỉ tiêu này thể hiện mức độ hợp lý của việc phân bổ nguồn nhân lực cho lực lượng KTSTQ về số lượng và chất lượng. Về số lượng, mục tiêu chung của ngành Hải quan thì lực lượng cán bộ công chức làm công tác KTSTQ được bố trí là 10% trên tổng số CBCC toàn ngành; Về chất lượng, việc bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản, chuyên sâu...có ảnh rất lớn đến kết quả của công tác KTSTQ;

c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả công tác KTSTQ

- Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng nguồn lực, số thu bình quân của mỗi CBCC làm công tác KTSTQ:

Hiệu suất sử dụng nguồn lực thể hiện bằng Số thu từ hoạt động KTSTQ hàng năm/ Chi phí cho hoạt động KTSTQ hàng năm; Hệ số này càng cao (>1) thể hiện khả năng đảm bảo mức độ chi trả cho nguồn lực đầu vào đối với công tác KTSTQ từ nguồn Ngân sách Nhà nước;

Số thu bình quân mỗi CBCC làm công tác KTSTQ bằng Số thu từ hoạt động KTSTQ/ Số lượng cán bộ trực tiếp thực hiện KTSTQ; Hệ số này đánh giá bình quân mỗi cán bộ làm công tác KTSTQ đem lại số thu cho đơn vị là bao nhiêu; Hệ số càng cao đánh giá hiệu quả làm việc càng cao cũng như việc sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác KTSTQ hợp lý;

- Chỉ tiêu về tỷ lệ phát hiện vi phạm: là số lượt doanh nghiệp được kiểm tra phát hiện vi phạm/ tổng số lượt doanh nghiệp được kiểm tra sau thông quan); Tỷ lệ này càng cao thể hiện khả năng phát hiện vi phạm của CBCC thực hiện KTSTQ càng tốt, đánh giá hiệu quả đối với công tác KTSTQ;

- Về mức độ tuân thủ pháp luật của các Doanh nghiệp hay số DN tái phạm:

Một trong những vai trò của KTSTQ là nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Do đó, việc cộng đồng doanh nghiệp luôn có ý thức chấp hành pháp luật xuất nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan, không tái phạm hoặc hạn chế tối đa sai phạm cũng thể hiện hiệu quả của công tác KTSTQ."

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)