Phân tích một số tiêu chí phản ánh hiệu quả công tác kiểm tra sau thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 77)

tỉnh Quảng Ninh, nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước.

2.3. Phân tích một số tiêu chí phản ánh hiệu quả công tác kiểm tra sau thôngquan quan

2.3.1. Nhóm chỉ số về khả năng hoàn thành các chỉ tiêu được giao

* Chỉ tiêu về số lượng DN được KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan so với chỉ tiêu được giao:

Nhìn vào biểu đồ, cho thấy trong 03 năm gần đây, chỉ tiêu này luôn hoàn thành so với chỉ tiêu giao. Mặc dù việc kiểm tra tại trụ sở người hải quan là khâu đòi hòi mất nhiều thời gian (thời gian kiểm tra là 10 ngày làm việc, thời gian ban hành bản kết luận là 05 ngày làm việc...), nhưng với việc hoàn thành vượt mức từ 102% - 105% cũng đá thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Chi cục và toàn thể CBCC làm công tác KTSTQ.

Biểu đồ 2.7: Chỉ tiêu số doanh nghiệp được KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan so với chỉ tiêu được giao

* Chỉ tiêuvề số số thu trong công tác KTSTQ so với chỉ tiêu được giao:

Trên biểuđồ thể hiện trong khi năm 2015 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh không thể hoàn thành chỉ tiêu này thì đến năm 2016, 2017 chỉ tiêu này đều đã được hoàn thành xuất sắc (năm 2016 đạt 228,5% và năm 2017 đạt 163% so với chỉ tiêu được giao).

Biểu đồ 2.8: Số thu từ công tác KTSTQ so với chỉ tiêu được giao

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về việc phân bổ trình độ nguồn nhân lực

đây là 478 người, trong số đó, lực lượng cán bộ công chức làm công tác KTSTQ luôn giữ ổn định ở mức từ 8.1% đến 10.8%, trong khi mục tiêu chung của toàn ngành hải quan là 10%. Trong số các CBCC làm công tác KTSTQ thì tỷ lệ cán bộ có trình độ Thạc sỹ và Đại học luôn chiếm từ 88% đến 91%, tuy nhiên trong số này số lượng các cán bộ chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực KTSTQ là không nhiều. Việc phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, cũng như trình độ cán bộ KTSTQ sẽ quyết định kết quả KTSTQ.

Biểu đồ 2.9: Chỉ tiêu về số lượng và chất lượng CBCC làm công tác KTSTQ

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả công tác KTSTQ

* Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng nguồn lực, số thu bình quân của mỗi CBCC làm công tác KTSTQ:

Bảng 2.4:Bảng tính hiệu suất sử dụng nguồn lực trong công tác KTSTQ

Đơn vị: Đồng

STT Mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Chi phí nguồn nhân lực 4,362,000,000 6,108,000,000 5,640,000,000

1.1 Lương trả cho CBCC hàng năm = (Lương bình quân) x (số CBCC) 4,212,000,0 00 5,928,000,0 00 5,400,000,0 00 1.2

Chi phí đào tạo = (Số cuộc đào tạo trong năm) x (Mức chi phí bình quân/ cuộc) 150,000,0 00 180,000,0 00 240,000,0 00 2 Chi phí công nghệ 81,500,000 107,700,000 94,000,000 2.1

Khấu hao= (Số lượng máy tính tương ứng số người sử dụng) x (mức khấu hao mỗi máy tính/ năm)

78,000,0 00 104,000,0 00 90,000,00 0 2.1 Kết nối mạng, phần mềm… 3,500,0 00 3,700,00 0 4,000,00 0

3 Chi phí cho các cuộc KTSTQ 680,000,000 603,000,000 833,000,000

3.1

Chi phí lưu trú = (100 nghìn/ngày x Số ngày công tác bình quân x số người x số cuộc KTSTQ trong năm)

112,000,0 00 84,000,00 0 98,000,00 0 3.2 Chi phí nhà nghỉ khách sạn = (800 nghìn/ngày/phòng x số phòng x số ngày công tác x số cuộc KTSTQ trong năm) 448,000,0 00 384,000,0 00 560,000,0 00 3.3

Chi phí phương tiện = (tiền xăng xe được thanh toán cho 01 cuộc KTSTQ x số cuộc KTSTQ) 120,000,0 00 135,000,0 00 175,000,0 00 5 Tổng chi phí = (1+2+3) 5,885,000,000 7,529,400,000 7,494,000,000 6 Số thu từ KTSTQ 17,593,689,8 68 57,707,492,5 50 24,499,851,4 10 7 Hiệu suất sử dụng nguồn lực =

(6)/(5)

2.

99 7.66 3.27

8

Số thu bình quân mỗi cán bộ trực tiếp làm công tác KTSTQ = (6)/(số cán bộ làm KTSTQ mỗi năm) 451,120,253 1,109,759,4 72 544,441,1 42

- Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy hiệu suất sử dụng nguồn lực trong công tác KTSTQ luôn ở mức cao và >1. Muốn cải thiện và duy trì chỉ số này, không còn cách nào khác mà buộc phải tập trung đào tào nguồn nhân lực, tăng khả năng thu thập thông tin, đánh giá rủi ro nhằm tăng khả năng phát hiện các sai phạm trong quá trình

KTSTQ.Tức là số thu trong công tác KTSTQ luôn đảm bảo mức chi trả cho nguồn lực đầu tư vào công tác này. Tuy nhiên, chỉ số hiệu suất này phụ thuộc rất nhiều vào số thu từ công tác KTSTQ hàng năm.

- Trong 03 năm trở lại đây, có thể thấy chỉ tiêu về số thu bình quân hàng năm của mỗi CBCC làm công tác KTSTQ luôn ở mức từ 450 triệu/ người trở lên. Đây là con số chưa thật sự cao, những cũng đã thể hiện phần nào mức độ phân bổ nguồn nhân lực, cũng như hiệu quả làm việc của từng CBCC là tương đối tốt.

* Chỉ tiêu về tỷ lệ phát hiện vi phạm:

Nhìn vào biểu đồ so sánh tỷ lệ phát hiện vi phạm từ công tác KTSTQ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh với 03 đơn vị lớn nhất toàn quốc là Cục Hải quan TP HCM, Cục Hải quan TP Hà Nội, Cục Hải quan Hải Phòng, thì tỷ lệ phát hiện vi phạm của Quảng Ninh trong 03 năm gần đây luôn ở mức thấp hơn. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, đánh giá mức độ, khả năng phát hiện ra vi phạm cũng như đánh giá hiệu quả đối với công tác KTSTQ.

Biểu đồ 2.10: Chỉ tiêu về tỷ lệ phát hiện vi phạm

* Về mức độ tuân thủ pháp luật của các Doanh nghiệp hay số DN tái phạm: Việc thực hiện kiểm tra sau thông quan tại các doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền, định hướng cũng như nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Bên cạnh những doanh nghiệp cố tình sai phạm thì có rất

nhiều trường hợp do doanh nghiệp không nắm rõ chính sách pháp luật dẫn đến sai sót trong quá trình khai báo. Vì vậy, khi lực lượng KTSTQ tiến hành kiểm tra và chỉ rõ những sai phạm đó thì doanh nghiệp mới biết là mình thực hiện sai. Qua theo dõi trong 03 năm trở lại đây, mức độ tái phạm của các DN ngày cảng giảm, đồng thời mức độ tuân thủ của DN ngày một tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)