Tình hình Xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 45)

2.1. Tổng quan về Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

2.1.2. Tình hình Xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ

giai đoạn từ 2014 - 2017

2.1.2.1.Tình hình xuất nhập khẩu và thu NSNN

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong cả nước vừa có cửa khẩu trên biên giới đất liền (Móng Cái, Hoàn Mô, Bắc Phong Sinh) vừa có cửa khẩu đường biển (Vạn Gia, Cẩm Phả, Hòn Gai, Cái Lân). Trong tương lai sẽ có cửa khẩu hàng không khi sân bay quốc tế Vân Đồn đi vào hoạt động. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vì thế diễn ra sôi động với đa dạng về cả loại hình và mặt hàng xuất, nhập khẩu. Ngoài các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh truyền thống còn có loại hình tạm nhập - tái xuất, nhập kho ngoại quan, xuất kho ngoại quan…

Tình hình XNK hàng hóa qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2017 có xu hướng tăng ở cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu bao gồm các mặt hàng nông sản, hải sản, dăm gỗ, đá vôi, than đá, quặng apatit… Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu bao gồm máy móc thiết bị, thức ăn chăn nuôi, xe ô tô con, lúa mỳ, xăng dầu…

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Có thể thấy số thu NSNN của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh giảm dần từ năm 2014 đến năm 2017, nguyên nhân là do Việt Nam đang thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo đúng cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, theo đó rất nhiều các mặt hàng có thuế suất cao sẽ được giảm dần về 0%. Tuy vậy, số thu NSNN của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

ngân sách trong toàn quốc. Tỷ trọng số thu từ cảng biên luôn chiếm tỷ trọng từ 93- 95% tổng số thu, với những mặt hàng truyền thống như: xăng dầu, than, ô tô, thức ăn chăn nuôi...

Biểu đồ 2.2: Số thu NSNN của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

2.1.2.2. Tình hình gian lận thương mại đối với hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2017

Tỉnh Quảng Ninh với đặc thù có đường biên giới dài cả trên bộ và trên biển, với nhiều cửa khẩu cùng giao thông thuận lợi tạo điều kiện tốt cho hoạt động XNK qua địa bàn. Với địa bàn trải dài trong khi lực lượng hải quan tại các cửa khẩu lại tương đối mỏng, việc kiểm tra giám sát hàng hóa dựa vào việc phân luồng tờ khai của hệ thống, bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, thì cũng có không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở này để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại nhằm mục đích trốn thuế. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng cơ chế phân luồng tờ khai, thực hiện các hành vi gian lận thương mại bằng cách thực hiện khai báo nhiều tờ khai cho một lô hàng đợi lúc nào hệ thống phân luồng xanh thì mới làm thủ tục còn nếu hệ thống phân luồng đỏ thì thực hiện hủy tờ khai.

Kể từ khi Luật Hải quan 2014 có hiệu lực, với cơ chế chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm việc kiểm tra tại khâu thông quan hàng hóa thay vào đó tập trung vào kiểm tra sau thông quan để đánh giá doanh nghiệp. Tại các khu vực cửa khẩu, hàng hóa được giải phóng, thông quan nhanh chóng giúp doanh nghiệp giảm chi phí

đó kim ngạch XNK hàng hóa tăng lên nhanh chóng và số vụ buôn lậu, gian lận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)