1.4.2.1. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực cho kiểm tra sau thông quan - Ảnh hưởng của tổ chức bộ máy đến KTSTQ:
Tổ chức bộ máy cho KTSTQ gồm hệ thống bộ máy từ trung ương (Tổng cục Hải quan) đến các địa phương (Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan). Tùy theo nguồn lực hiện có, khối lượng công việc, quy mô địa bàn quản lý để bố trí số lượng công chức KTSTQ ở từng cấp cho hợp lý, ưu tiên cấp trực tiếp KTSTQ. Đối với cấp Tổng cục Hải quan: Chủ yếu làm chức năng tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật quy định về KTSTQ; xây dựng kế hoạch chiến lược về KTSTQ; tổ chức và quản lý công tác KTSTQ trong toàn ngành, trực tiếp KTSTQ đối với một số vụ việc lớn, tầm ảnh hưởng rộng và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của cấp có thẩm quyền. Đối với cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan: Chủ yếu thực hiện KTSTQ theo địa bàn quản lý; thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của cấp Tổng cục giao. Chức năng chủ yếu của đơn vị này là hoạt động thu thập, phân tích xử lý thông tin và tiến hành hoạt động KTSTQ tại trụ sở của đối tượng KTSTQ hoặc kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan.
Nếu tổ chức bộ máy thống nhất, đồng bộ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cấp thì hoạt động sẽ thông suốt và mang lại hiệu quả như mong muốn, đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra.
Ngược lại, nếu tổ chức bộ máy không đồng bộ và không thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp thì hoạt động chồng chéo, gây ách tắc và mang lại hiệu quả thấp, không đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra.
- Ảnh hưởng của nguồn nhân lực Hải quan đến KTSTQ:
Chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động KTSTQ có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động KTSTQ, bao gồm các vấn đề chủ yếu sau:
+ Xây dựng tiêu chuẩn công chức KTSTQ, bao gồm các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra cho từng đối tượng (các cấp lãnh đạo, nhân viên...) trong toàn hệ thống KTSTQ.
++ Quy trình tuyển dụng, bố trí sắp xếp công chức ở từng khâu công việc cụ thể, đặc biệt ở các khâu trọng yếu cần ưu tiên bố trí công chức có kinh nghiệm, năng lực thực tế, phù hợp với chuyên môn được đào tạo.
++ Công tác đánh giá cán bộ để phục vụ cho việc phân loại, khen thưởng kịp thời những nhân tố tích cực, đồng thời kỷ luật nghiêm những công chức có sai phạm.
++ Từ công tác đánh giá cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo trong toàn hệ thống, qua đó xây dựng chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên, tổ chức đào tạo và đánh giá công tác đào tạo.
+ Nếu chất lượng nguồn nhân lực cao, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sai phạm sẽ nâng cao hiệu quả của KTSTQ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Hải quan.
+ Ngược lại, nếu chất lượng nguồn nhân lực thấp không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sẽ dẫn đến công việc bị tồn đọng, hiệu quả của hoạt động KTSTQ thấp, không đáp ứng được yêu cầu quản lý thậm chí phát sinh tiêu cực.
1.4.2.2. Trang thiết bị và công tác đảm bảo cho kiểm tra sau thông quan
- Ảnh hưởng của trang thiết bị đến hoạt động KTSTQ: Để đáp ứng yêu cầu công việc, lực lượng KTSTQ cần được trang bị các trang thiết bị phục vụ công việc như: Máy giám định tài liệu, máy tính nối mạng, máy ảnh, máy ghi âm; Phương tiện đi lại như xe máy, ô tô phục vụ công tác điều tra, xác minh… đồng thời công chức KTSTQ được phân quyền truy cập các chương trình quản lý nghiệp vụ trong cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan để phục vụ công tác thu thập thông tin của đối tượng kiểm tra.
Nếu được đáp ứng đầy đủ trang thiết bị, phương tiện và các nguồn thông tin sẽ giúp cho hoạt động KTSTQ chủ động, kịp thời và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu không được đáp ứng, hoạt động KTSTQ luôn bị động, không phát huy được vai trò của mình.
- Công tác đảm bảo: Trong hoạt động của mình, lực lượng KTSTQ được đảm bảo các chi phí để hoạt động gồm: sử dụng kinh phí để chi mua tin, thu thập thông tin trong và ngoài ngành; được trích thưởng từ tiền phạt vi phạm hành chính thông
qua công tác KTSTQ; được hưởng phụ cấp đặc thù... Các hoạt động thường xuyên của lực lượng KTSTQ được thực hiện theo cơ chế khoán chi.
Nếu được đảm bảo các nguồn chi phí sẽ giúp cho hoạt động KTSTQ chủ động, kịp thời; động viên công chức KTSTQ yên tâm công tác, phát huy nội lực, sáng tạo, say mê trong thực thi nhiệm vụ. Ngược lại, nếu không đảm bảo các chi phí, nguồn thông tin cung cấp cho lực lượng KTSTQ sẽ hạn chế; không tạo được sự yên tâm công tác của đội ngũ công chức và không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào lực lượng KTSTQ.
1.4.2.3. Sự phối hợp hoạt động trong và ngoài ngành
- Phối hợp trong ngành: Hoạt động phối hợp giữa lực lượng KTSTQ với các đơn vị nghiệp vụ trong ngành như: Hải quan cửa khẩu; kiểm soát chống buôn lậu; thanh tra; quản lý thuế; giám sát quản lý... được thực hiện thường xuyên; khi cần thiết lực lượng KTSTQ có thể trưng dụng chuyên gia thuộc các lĩnh vực nghiệp vụ để phục vụ công tác KTSTQ. Vì là các đơn vị nghiệp vụ thường xuyên theo dõi trực tiếp hoạt động XNK nên có nhiều thông tin về vi phạm của người khai hải quan hoặc các dấu hiệu rủi ro cao khác. Nguồn thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ cung cấp cho lực lượng KTSTQ rất quan trọng trong việc đánh giá phân loại và lựa chọn đối tượng kiểm tra.
Nếu sự phối hợp giữa lực lượng KTSTQ và các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Hải quan được thực hiện chặt chẽ và kịp thời sẽ giúp cho lực lượng KTSTQ có cơ sở trong việc đánh giá phân loại và lựa chọn đối tượng kiểm tra; kịp thời kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm. Mặt khác, kết quả KTSTQ được phản hồi sẽ giúp cho các đơn vị nghiệp vụ triển khai nhiệm vụ theo chức năng của mình đạt hiệu quả cao hơn.
Ngược lại, nếu sự phối hợp giữa lực lượng KTSTQ và các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Hải quan thực hiện không tốt thì hiệu quả của hoạt động KTSTQ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể và không đáp ứng yêu cầu quản lý Hải quan.
- Phối hợp ngoài ngành: Trong hoạt động KTSTQ, việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành được thực hiện thường xuyên theo yêu cầu nhiệm vụ, bao gồm: phối hợp công tác giữa 3 ngành trực thuộc Bộ Tài chính là Hải
quan, Thuế, Kho bạc được triển khai thực hiện ở cấp Trung ương và ở các địa phương, được kết nối qua mạng và duy trì thường xuyên là một kênh thông tin quan trọng phục vụ công tác KTSTQ. Ngoài ra, công tác phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa lực lượng KTSTQ với các cơ quan có liên quan khác như ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, quản lý thị trường, công an, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa XNK…
Nếu sự phối hợp giữa lực lượng KTSTQ với các tổ chức, cá nhân ngoài ngành được thực hiện thường xuyên, kịp thời sẽ giúp cho lực lượng KTSTQ có cơ sở trong việc củng cố chứng cứ, kết luận và xử lý hành vi vi phạm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Hải quan. Ngược lại, nếu sự phối hợp giữa lực lượng KTSTQ với các tổ chức, cá nhân ngoài ngành Hải quan thực hiện không tốt, nhiều vụ việc sẽ bị kéo dài và đạt hiệu quả thấp.
1.4.2.4. Nhận thức của các bên có liên quan đến KTSTQ - Nhận thức của cán bộ công chức trong ngành Hải quan:
CBCC Hải quan là chủ thể của hoạt động KTSTQ. Chính vì vậy, về nhận thức, trình độ, năng lực của CBCC Hải quan trong toàn hệ thống có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác. Điều đó đòi hỏi cần sự quan tâm đúng mức về đầu tư mọi mặt cho hệ thống, cho con người, đây là nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động KTSTQ.
- Trình độ và ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng KTSTQ:
Ở nước ta, trong những năm qua cùng với việc gia tăng hoạt động XNK, các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực này càng ngày càng tăng về số lượng. Bên cạnh số đông các doanh nghiệp chấp hành pháp luật tốt, còn có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp chưa chấp hành tốt chính sách pháp luật nói chung và pháp luật Hải quan nói riêng. Các doanh nghiệp này luôn tìm mọi cách để có lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp do nhận thức của chủ doanh nghiệp và nhân viên còn hạn chế nên chưa hiểu hết mục đích và ý nghĩa của KTSTQ. Do vậy, khi thấy bị KTSTQ họ luôn tìm cách để lẩn tránh, trì hoãn hoặc
không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa XNK gây khó khăn cho cơ quan Hải quan.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Tổng quan về Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Quá trình ra đời và phát triển của Hải quan Quảng Ninh gắn liền với những điểm mốc lịch sử quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và của Hải quan Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.
Chỉ sau hơn một tuần kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập dựng nước ngày 02/09/1945, Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh số 27/SL về việc thành lập tổ chức hải quan đầu tiên với tên gọi Sở thuế quan và thuế gián thu (trực thuộc Bộ Tài chính). Đến ngày 05-02-1946, Bộ Tài chính ra Nghị định số 192- TC về hệ thống tổ chức các cơ quan Thuế quan và Thuế gián thu từ Trung ương đến các địa phương và khu vực. Vùng Quảng Ninh ngày nay thuộc về khu vực thứ nhất của Bắc Bộ và có 4 Chánh thu sở, 5 Phụ thu sở. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946-1954), tổ chức Hải quan khu vực Quảng Ninh đã phối hợp với các lực lượng thực hiện chủ trương bao vây kinh tế và đấu tranh kinh tế với địch, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm.
Gắn liền với bối cảnh ra đời và điều kiện thành lập Hải quan Quảng Ninh phải kể đến 2 đơn vị Hải quan cách mạng được xuất hiện từ rất sớm là Phòng Hải quan Hải Ninh và Chi cục Hải quan Hồng Quảng: Trong sự phát triển của đất nước, nhập tách đơn vị hành chính, với tên gọi khác nhau, cơ qua chủ quản khác nhau Hải quan Quảng Ninh luôn tồn tại và phát triển .
Khi thành lập (năm 1964) Chi cục Hải quan Quảng Ninh lúc bấy giờ chỉ có 18 người, trụ sở làm việc chưa có, trang thiết bị, phương tiện vô cùng thiếu thốn. Đến nay, chỉ sau hơn 40 năm xây dựng, củng cố và trưởng thành, Hải quan Quảng Ninh đã có đội ngũ gần 600 CBCC và người lao động với 09 Phòng (Ban) tham mưu giúp việc Cục trưởng, 07 Chi cục hải quan cửa khẩu, 03 Đội kiểm soát, 01 Chi cục Kiểm
tra sau thông quan và 01 đơn vị tương đương; Cơ sở vật chất từ Trụ sở làm việc đến các phương tiện hoạt động đều được trang bị khang trang, hiện đại.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Hải quan Quảng Ninh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK, XNC, đầu tư, du lịch phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá hải quan. Hàng năm, tổ chức chỉ đạo công tác thu thuế XNK đạt và vượt chỉ tiêu, năm sau cao hơn năm trước; Công tác đấu tranh CBL& GLTM thường xuyên được tăng cường và đổi mới, đã tập trung đánh trúng đường dây, ổ nhóm, các đối tượng buôn lậu lớn có tổ chức, các mặt hàng cấm, trị giá hàng hóa bị bắt giữ hàng năm khá lớn.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Cục Hải quan Quảng Ninh
Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Quảng Ninh được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trong những năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh xây dựng và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, quản lý tập trung, đáp ứng yêu cầu thực tế nhiệm vụ, thực hiện giảm từ 35 xuống còn 29 Tổ/Đội; ban hành quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Đội/Tổ công tác. Đồng thời, rà soát, cân đối, sắp xếp, kiện toàn lực lượng đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, đặc biệt chú trọng công tác bố trí, sắp xếp nhân sự, tập trung nguồn lực triển khai Mô hình thủ tục và quản lý hải quan tập trung tại Chi cục HQCK Móng Cái.
Hiện tại, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh hiện có 472 cán bộ công chức; trong đó, trình độ đào tạo chuyên môn: Tiến sỹ: 01, Thạc sỹ: 82, Đại học: 350, Cao đẳng: 31, Trung cấp: 05, Sơ cấp: 03.
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan Quảng Ninh
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về Hải quan. Cục Hải quan có những nhiệm vụ chính sau:
Một là: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan gồm:
+ Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XK, NK, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động.
+ Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và Tổng cục Hải quan.
+ Thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa XK, NK; đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.
+ Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục.
Hai là: Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan.
Ba là: Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
Bốn là: Kiến nghị với Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá