Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 80)

2.4.2.1. Khó khăn và hạn chế

Thứ nhất do khối lượng công việc phải giải quyết lớn, bình quân hàng năm có từ 800 đến 1.200 doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK qua địa bàn, số lượng hồ sơ phát sinh khoảng trên 50.000 bộ tờ khai hải quan, trong đó số hồ sơ được miễn kiểm tra, thông quan theo luồng xanh chiếm trên 70% (đây là đối tượng chính của kiểm tra sau thông quan). Mặc dù, lực lượng công chức KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh luôn đảm bảo tỷ lệ từ 8,1%-10.8%, nhưng công chức biên chế tại Chi cục KTSTQ lại mỏng chỉ từ 26-28 CBCC, trong khi đây là lực lượng chính thực hiện KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan, đem lại số thu hàng năm lớn trong công tác KTSTQ (>82% tổng số thu).

Thứ hai, mặc dù tỷ lệ công chức KTSTQ có trình độ thạc sỹ và đại học là rất cao, được đào tạo trong những lĩnh vực phù hợp như tài chính - kế toán, ngoại thương, luật,...nhưng chưa có nhiều công chức được đào tạo chuyên sâu, đa số còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, có ít kinh nghiệm thực tế và kỹ năng làm việc nên còn nhiều lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công việc còn nhiều hạn chế, trong khi đó công tác kiểm tra sau thông quan là nghiệp vụ tương đối khó, đòi

hỏi kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực khác nhau và công tác qua nhiều bộ phận trong ngành hải quan. Bên cạnh đó, cá biệt có công chức có tư tưởng ngại khó, trông chờ, ỷ lại, chọn chỗ, chọn việc.

Thứ ba, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của một số doanh nghiệp không cao, có doanh nghiệp do vô ý dẫn đến sai sót, vi phạm pháp luật; tuy nh iên cũng có doanh nghiệp cố ý lợi dụng kẽ hở của chính sách để gian lận, trốn thuế. Khi doanh nghiệp bị kiểm tra sau thông quan thì trây ỳ, né tránh, không hợp tác với cơ quan hải quan; một số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc làm thủ tục phá sản, giải thể… gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra sau thông quan.

Thứ tư, chính sách kiểm tra sau thông quan nhằm thẩm định việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động XNK hàng hóa, vì vậy phải thường xuyên thực hiện việc xác minh, thu thập chứng cứ tại các cá nhân, tổ chức có liên quan như: Ngân hàng, Thuế, Công an, Quản lý thị trường, các đơn vị và cá nhân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa XNK… Tuy nhiên, việc phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa hiệu quả, việc cung cấp thông tin, tài liệu thường xuyên bị kéo dài thời gian, hiệu quả thấp làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng kiểm tra sau thông quan.

Thứ năm, tuy trang thiết bị, cơ sở vật chất mặc dù đã được Tổng Cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh quan tâm, đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng về lâu dài cần có quy hoạch định hướng dài hạn, xứng tầm với vị trí, vai trò của hoạt động kiểm tra sau thông quan trong quản lý hải quan hiện đại. Hiện tại trụ sở Chi cục kiểm tra sau thông quan vẫn nằm trong khối văn phòng Cục, chưa có trụ sở riêng, chưa được đầu tư các trang thiết bị như: Máy giám định tài liệu, Bộ dụng cụ kiểm hóa… Các chương trình nghiệp vụ như cơ cở dữ liệu về trị giá hải quan, chương trình quản lý rủi ro, chương trình quản lý vi phạm, chương trình kiểm tra sau thông quan được xây dựng từ lâu đến nay đã trở nên lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu khai thác, sử dụng và quản lý dữ liệu. Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS không thể khai thác được, dữ liệu do luôn trong tình trạng quá tải.

Thứ sáu, chế độ đãi ngộ đối với công chức kiểm tra sau thông quan chưa được quan tâm đúng mức, công chức kiểm tra sau thông quan không được hưởng phụ cấp

đặc thù (như lực lượng làm công tác kiểm soát CBL, công tác tin học), chưa có cơ chế trích thưởng từ kết quả kiểm tra sau thông quan (như lực lượng thanh tra, kiểm toán), vì vậy chưa động viên công chức kiểm tra sau thông quan yên tâm công tác lâu dài, chưa thu hút được công chức vào lực lượng kiểm tra sau thông quan làm việc.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Về hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động kiểm tra

sau thông quan

Mặc dù hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động KTSTQ đã được ban hành tương đối đồng bộ, nhưng chưa trao quyền đủ mạnh cho lực lượng KTSTQ. Công chức KTSTQ không được thẩm vấn doanh nghiệp, chưa được tiến hành một số hoạt động trinh sát, điều tra nghiên cứu, nắm tình hình....Trong trường hợp doanh nghiệp cố tình trây ỳ hoặc kéo dài thời gian cung cấp hồ sơ tài liệu, doanh nghiệp không hợp tác… thì chưa có chế tài đủ mạnh bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.

Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể cho phép lực lượng KTSTQ các địa phương hợp tác với cơ quan pháp luật của các nước (nhất là cơ quan Hải quan) trong việc xác minh các giao dịch liên quan đến mua bán và thanh toán đối với hàng hóa XNK của doanh nghiệp.

Cơ chế chính sách pháp luật trong quản lý hoạt động thanh toán nội địa và thanh toán đối với hàng hóa XNK chưa chặt chẽ dẫn đến người mua có thể thanh toán ngoài chứng từ cho người bán mà không qua ngân hàng, không hạch toán trong sổ sách kế toán, doanh nghiệp có thể dễ dàng hợp lý hóa sổ sách kế toán để đối phó khi bị kiểm tra. Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác KTSTQ trong lĩnh vực trị giá hải quan.

- Về nguồn nhân lực cho hoạt động kiểm tra sau thông quan

Theo yêu cầu của ngành Hải quan, số lượng công chức KTSTQ phải đạt 10% trên tổng biên chế của Cục Hải quan tỉnh; việc bố trí tuy nhiên số lượng công chức KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh hiện nay luôn xấp xỉ mức 10%, nhưng số cuộc KTSTQ (đặc biệt là kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp) năm sau cao hơn năm trước, thời gian để ban hành được bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại mỗi

doanh nghiệp bình quân từ 10-20 ngày, do đó việc các CBCC luôn phải căng mình để đi kiểm tra tại các doanh nghiệp chạy theo chỉ tiêu mà không có đủ thời gian để thực hiện thu thập thông tin sâu về doanh nghiệp trước khi tiến hành kiểm tra đã giảm hiệu quả công tác KTSTQ.

Nhiều công chức mới được tuyển dụng, tuy được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kỹ năng kiểm tra và thiếu kinh nghiệm trong công tác tiếp xúc, làm việc với doanh nghiệp và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra. Mặt khác do yêu cầu trong công tác luân chuyển công chức theo qui định của ngành nên nhiều công chức mới về nhận nhiệm vụ cần phải có thời gian nghiên cứu, tiếp cận và làm quen với nghiệp vụ KTSTQ.

- Về chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc

Công chức KTSTQ không được hưởng phụ cấp đặc thù (như lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, tin học, quản lý rủi ro…), hiện chưa có cơ chế trích thưởng từ kết quả KTSTQ (như ngành thanh tra, kiểm toán). Vì vậy, chưa động viên CBCC yên tâm công tác lâu dài, chưa thu hút được CBCC giỏi chuyên môn vào lực lượng KTSTQ làm việc.

Trang thiết bị, cơ sở vật chất mặc dù đã được Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh quan tâm, đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng về lâu dài cần có quy hoạch định hướng dài hạn, xứng tầm với vị trí, vai trò của hoạt động KTSTQ trong quản lý Hải quan hiện đại. Hiện tại trụ sở Chi cục KTSTQ vẫn nằm trong khối văn phòng Cục, chưa có trụ sở riêng, chưa được đầu tư các trang thiết bị như: Máy giám định tài liệu, ô tô…

- Về trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động kiểm tra sau thông

quan

Cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động chủ yếu do chưa có kế hoạch đầu tư lâu dài cho hoạt động KTSTQ; nguyên nhân một phần do nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động KTSTQ chưa nhất quán, kinh phí chung của Nhà nước còn hạn chế; mặt khác do hoạt động KTSTQ chung thời gian qua chưa đạt được những kết quả như yêu cầu đề ra.

đúng trọng tâm, yêu cầu hiện đại hóa ngành Hải quan; các chương trình phần mềm quản lý nghiệp vụ Hải quan chủ yếu phục vụ cho khâu thông quan, chưa hỗ trợ nhiều cho khâu sau thông quan, chưa tích hợp để ứng dụng có hiệu quả cho các lĩnh vực khác. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa kết nối với các đơn vị Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan.

- Về nhận thức của các bên có liên quan và sự phối hợp trong hoạt động kiểm

tra sau thông quan

Nhận thức của một số lãnh đạo các cấp trong ngành Hải quan về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KTSTQ chưa đúng và đầy đủ dẫn đến công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện chưa sát sao, ngại va chạm, cá biệt không ủng hộ cho hoạt động này.

Đồng thời, do nhận thức chưa đúng nên tư tưởng của một số công chức làm công tác KTSTQ chưa thực sự yên tâm công tác; ngại làm công việc phải tiếp xúc với nhiều hồ sơ, tài liệu; một số trường hợp còn né tránh khi được giao nhiệm vụ KTSTQ nhất là ở các Chi cục Hải quan.

Nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp XNK, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa và của các cơ quan chức năng có liên quan về bản chất, vai trò, tầm quan trọng của KTSTQ chưa đúng và đầy đủ nên chưa hợp tác chặt chẽ, sự ủng hộ và phối hợp trong hoạt động KTSTQ còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK, có ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, chạy theo lợi nhuận bất chấp việc vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về hải quan và pháp luật về kế toán, thống kê.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Định hướng phát triển công tác kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan Tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Mục tiêu hướng tới của toàn ngành hải quan

Với mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngày 9/2/2011 Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan đã ra chỉ thị số 568/CT- TCHQ về tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong đó có nhấn mạnh “trải qua thời gian 8 năm tổ chức, xây dựng và hoạt động lực lượng kiểm tra sau thông quan đã từng bước trưởng thành, đạt nhiều thành tựu quan trọng như đã xây dựng được hệ thống tổ chức bộ máy lực lượng kiểm tra sau thông quan từ Tổng cục Hải quan đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố, đã xây dựng được lý luận, nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan, đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công chức lực lượng kiểm tra sau thông quan có phẩm chất, có nghiệp vụ chuyên môn, chuyên sâu, chuyên nghiệp, hoạt động kiểm tra sau thông quan đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ như bước đầu nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, phát hiện được nhiều vấn đề bất cập của chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền bổ sung sửa đổi, góp phần quan trọng vào việc chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, chống gian lận thương mại, kiềm chế nhập siêu, cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan.

TTg về định hướng, chiến lược phát triển hải quan từ 2011 đến 2020. Quyết định nêu rõ về những mục tiêu, chiến lược cần đạt được trong những năm tới của toàn ngành Hải quan. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng lực lượng hải quan hiện đại có cơ chế, chính sách đầy đủ, hiện đại hóa các thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, hài hòa, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ hải quan có kinh nghiệm, năng lực, nghiệp vụ chuyên sâu và có phẩm chất.

Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan, phấn đấu đến năm 2020 đạt được trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác dựa trên quy trình quản lý rủi ro với những chế tài xử lý nghiêm minh. Xây dựng, áo dụng chế độ hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan, ISO hóa quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan và các quy trình quản lý khác trong kiểm tra sau thông quan. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của kiểm tra sau thông quan.

3.1.2. Mục tiêu hướng tới của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 568/TCHQ-CT ngày 09/02/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn năm 2011 – 2020, tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kiểm tra sau thông quan, chuyển đổi căn bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, Chi cục KTSTQ đã tham mưu cho Lãnh đạo Cục ban hành Kế hoạch số 415/HQQN- KTSTQ ngày 30/3/2011 về việc thực hiện các công văn trên, theo đó Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh xác định công tác KTSTQ là một khâu quan trọng trong quá trình phát triển, hiện đại hóa Hải quan, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của đơn vị; cụ thể:

- Phải xây dựng lực lượng KTSTQ vững về pháp luật; tinh thông về nghiệp vụ, công tâm, đam mê công việc và khẳng định được vị trí của nghiệp vụ KTSTQ trong hoạt động hải quan.

nghiệp, tập trung đánh giá rủi ro về doanh nghiệp, loại hình XNK, mặt hàng có nguy cơ gian lận cao, hàng hóa phân luồng xanh trong quá trình thông quan.

- Tăng cường thu thập, khai thác và phân tích thông tin trên các chương trình quản lý nghiệp vụ và các nguồn thông tin liên quan nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra. Phối hợp có hiệu quả với các lực lượng trong và ngoài Ngành trong công tác KTSTQ để trao đổi, cung cấp thông tin.

3.2. Kinh nghiệm quản lý sau thông quan của một số nước trên thế giới và bàihọc cho Hải quan Việt Nam nói chung, Hải quan Quảng Ninh nói riêng học cho Hải quan Việt Nam nói chung, Hải quan Quảng Ninh nói riêng

3.2.1. Kinh nghiệm quản lý kiểm tra sau thông quan của Mỹ

Quy trình tổ chức thực hiện KTSTQ của hải quan Mỹ được tiến hành thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)