Cơ sở pháp lý của kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 48)

2.2. Thực trạng hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan

2.2.2. Cơ sở pháp lý của kiểm tra sau thông quan

Hiện nay, hoạt động KTSTQ chủ yếu được thực hiện căn cứ theo các quy định tại Luật Hải quan năm 2014, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan, Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 sửa đổi, bổ sung mốt số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 thay thế quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều Thông tư số 38/2015/TT-BTC; Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành ngày 14/05/2015 quy định về quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; cụ thể như sau:

- Tại Luật Hải quan năm 2014, từ Điều 77 đến Điều 82 quy định chung về kiểm tra sau thông quan, các trường hợp kiểm tra sau thông quan; thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục...kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan; đồng thời quy định nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan cũng như quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong quá trình kiểm tra sau thông quan.

- Tại Luật Quản lý thuế, hoạt động KTSTQ được quy định tại các chương X (kiểm tra, thanh tra thuế), XI (cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế), XII (xử lý vi phạm pháp luật về thuế) với các nội dung: quản lý thông tin về người nộp thuế, ấn định thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

- Tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Nghị định 59/2018/NĐ- CP ngày 20/04/2018 sửa đổi, bổ sung mốt số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, các quy định trên được chi tiết tại các Điều từ 97 đến Điều 100, trong đó tại Điều 100 hướng dẫn các khâu xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại các cấp từ Chi cục trưởng, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh thành phố, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan đến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Chương III từ Điều 141 đến Điều 145 quy định khá chi tiết về việc thu thập thông tin trước, trong và sau quá trình kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan; quy định về quy trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, tại trụ sở người khai hải quan; trách nhiệm trong việc khiếu nại đối với lĩnh vực kiểm tra sau thông quan

- Quy trình Kiểm tra sau thông quan ban hành kèm them Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của Tổng cục Hải quan là quy định rất cụ thể về các nghiệp vụ, phạm vi quyền hạn, cách thức xử lý của kiểm tra sau thông quan. Đây được đánh giá là các văn bản hướng dẫn mang tính chất chi tiết nhất từ trước tới nay của lực lượng kiểm tra sau thông quan.

Có thể nói rằng các văn bản nói trên đã tạo cơ sở pháp lý đủ đảm bảo cho công tác kiểm tra sau thông quan tiến hành một cách thuận lợi và hợp pháp, đồng thời hướng dẫn cho các công chức kiểm tra sau các phương thức và cách thức tiến hành công việc của mình khá đầy đủ và chi tiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)