Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 108)

- Hoàn thiện Quy trình KTSTQ: Cần tiếp tục hoàn chỉnh quy trình KTSTQ theo chuẩn mực quốc tế, bao gồm các bước công việc được thực hiện một cách logic, có cấu trúc và tổ chức chặt chẽ. KTSTQ áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong các bước về lựa chọn đối tượng kiểm tra, khảo sát trước khi kiểm tra, kiểm tra tại doanh nghiệp và tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ kiểm tra và rà soát sổ sách,

chứng từ của đối tượng KTSTQ.

Cần tiếp tục hoàn thiện quy trình và thống nhất áp dụng thực hiện KTSTQ đối với các doanh nghiệp làm thủ tục thông quan hồ sơ điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS. Để thực hiện được giải pháp này, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp để có sự vào cuộc đồng bộ của cả cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xây dựng quy trình nghiệp vụ chuẩn thống nhất áp dụng trong hoạt động KTSTQ cũng như phục vụ yêu cầu quản lý hải quan trên địa bàn.

Cùng với việc chuẩn hoá quy trình KTSTQ, các chương trình quản lý nghiệp vụ khác tại khâu thông quan cũng phải được hoàn thiện và kết nối với hệ thống thông tin KTSTQ.

- Xây dựng cẩm nang KTSTQ: Để sớm giúp cho đội ngũ cán bộ KTSTQ có khả năng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật và tác nghiệp nghiệp vụ nên xây dựng một cẩm nang về nghiệp vụ KTSTQ và sẽ tiếp đáp các vấn đề nghiệp vụ. Câu hỏi là những tình huống thực tế đã gặp hoặc có thể dự báo là sẽ gặp khi thực hiện kiểm tra. Trả lời là những giải pháp, biện pháp, cách thức đã áp dụng có kết quả trên thực tế. Tình huống có thể ở Việt Nam hoặc tình huống mà Hải quan nước khác đã gặp. Cẩm nang sẽ tập trung nhiều vào các kỹ năng kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, kiểm tra hệ thống các tài khoản hạch toán.

Cẩm nang phải được các chuyên gia của ngành xây dựng, dựa trên ý kiến đóng góp của các đơn vị, ban, ngành; đặc biệt là lực lượng, đội ngũ kiểm tra sau thông quan. Cần thiết có thể phối hợp với chuyên gia nước ngoài nhằm xây dựng một cuốn cẩm nang có tầm nhìn xa, đáp ứng được các điều kiện ngay cả khi hội nhập, toàn cầu hoá.

- Tổ chức thi đánh giá năng lực cán bộ công chức: Định kỳ (3-6 tháng/lần), tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ KTSTQ nhằm nâng cao tinh thần nghiên cứu, trau dồi kiến thức của cán bộ, công chức. Mặt khác, cũng để Ban Lãnh đạo đánh giá được năng lực, trình độ cũng như những kiến thức, kỹ năng còn hổng, từ đó có kế hoạch

- Xây dựng chế tài xử lý đối với những doanh nghiệp cố tình trốn tránh, hoặc không cử người có đủ thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan, hoặc có hành vi chống đối (không cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời chứng từ, hồ sơ, tài liệu) khi cơ quan hải quan yêu cầu giải trình vụ việc có nghi ngờ.

KẾT LUẬN

Tuy Chi cục kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan Tỉnh Quảng Ninh mới thành lập từ tháng 7 năm 2006, nhưng bộ phận này đã ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng của nó trong xu hướng hiện đại hoá hải quan, chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. KTSTQ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc quản lý Nhà nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, phát triển và tăng cường các mối quan hệ hợp tác như hiện nay.

Tuy nhiên, từ những phân tích trên cho thấy được những khó khăn, thách thức lớn đặt ra cho lực lượng kiểm tra sau thông quan nói chung và cho Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Hơn nữa, điều kiện làm việc tại Chi cục thiếu thốn, chỗ làm việc, máy móc thiết bị chưa đủ, cộng với kinh nghiệm và kiến thức của CBCC trong lĩnh vực này chủ yếu là lực lượng trẻ, do đó chưa có tính chuyên sâu, chủ yếu vừa làm, vừa học.

Mặc dù vậy, với tinh thần vượt khó, tập thể CBCC Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Tỉnh Quảng Ninh đã và đang nỗ lực cố gắng hết sức mình thực hiện KTSTQ theo đúng quy định của pháp luật và đã thu được những kết quả bước đầu rất tốt. Thành tích của Chi cục qua mỗi năm ngày càng tốt hơn, số thuế truy thu ngày càng nhiều hơn, năm nào cũng vượt mức chỉ tiêu đề ra. Điều đó chứng tỏ Chi cục KTSTQ ngày càng lớn mạnh, bắt đầu chứng tỏ được nhiệm vụ và vai trò quan trọng của mình đối với ngành và đất nước.

Hy vọng rằng trong tương lai, với sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo các cấp, cùng với sự phấn đấu của Chi cục KTSTQ sẽ đạt được những thành tích to lớn hơn, góp phần vào việc xây dựng đơn vị - Cục Hải quan Tỉnh Quảng Ninh trở thành đơn vị anh hùng. Làm sao cho KTSTQ xứng đáng là biện pháp nghiệp vụ trụ cột của ngành Hải quan hiện đại trong công tác quản lý Nhà nước về Hải quan xu thế hội nhập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014;

2. Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/06/2017;

4. Văn bản hợp nhất Luật Quản lý thuế số 03/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016; 5. Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016;

6. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan; Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015;

7. Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều Luật quản lý ngoại thương;

8. Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015;

9. Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan.

10. Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, 2016 và 2017. 11. Hồ sơ Kiểm tra sau thông quan của một số Doanh nghiệp.

12. Kỷ yếu “10 năm Lực lượng Kiểm tra sau thông quan Quảng Ninh hình thành và phát triển (2003 – 2013)” Của Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

13. Một số công trình nghiên cứu khoa học:

- Cục Kiểm tra sau thông quan (2006): Hoàn thiện mô hình kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam.

- Thạc sỹ Nguyễn Viết Hồng, Tổng cục Hải quan (2006): Hoàn thiện mô hình kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam.

- Cục Kiểm tra sau thông quan (2005): Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2004 -2006.

- Thạc sỹ Nguyễn Viết Hồng, Tổng cục Hải quan (2005): Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan giai đoạn 2004 - 2006.

- Cục Hải quan thành phố Hải Phòng - Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu (2002): Cơ sở lý luận, thực tiễn, nội dung và tác nghiệp cụ thể nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (2011): Kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại.

- Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Ngọc Bích (2014): Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam đã nghiên cứu, đánh giá những hạn chế tồn tại về một khía cạnh cụ thể của công tác kiểm tra sau thông quan đó là trị giá hải quan.

- Hoàng Trung Dũng (2017), "Kinh nghiệm quản lý kiểm tra sau thông quan của một số nước trên thế giới và bài học cho Hải quan Việt Nam", Tapchicongthuong.vn

14. Trang Web: https://www.customs.gov.vn/

http://www.quangninhcustoms.gov.vn/ http://tapchicongthuong.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)