Đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải Quan tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 77)

Quảng Ninh

2.4.1. Ưu điểm

- Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong đó có nhiều Khu kinh tế. Có Trung tâm thương mại Móng Cái là cửa ngõ giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực. Hàng năm, góp phần đáng kể cho công tác thu ngân sách của Nhà nước ta, nên được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan, cùng với sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và sự hỗ trợ, phối hợp tốt của các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

- Do yêu cầu cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan và thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế như: WCO, WTO, ASEAN, APEC… cùng với yêu cầu tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật nghiệp vụ tiên tiến về hải quan với mục tiêu chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" thì công tác kiểm tra sau thông quan là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan Quảng Ninh nói riêng; đặc biệt, năm 2017 được Tổng Cục Hải quan chọn là "Năm kiểm tra sau thông quan". Vì vậy, hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tổng Cục Hải quan và cấp ủy, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh trong việc định hướng, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai việc thực hiện chính sách kiểm tra sau thông quan theo Luật Hải quan năm 2014 một cách bài bản, có hiệu quả trong thực tế.

- Trong những năm qua, mặc dù là một hoạt động nghiệp vụ mới nhưng các cán bộ công chức Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã chủ động, phát huy nội lực để

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phúc tập trên 300.000 bộ hồ sơ hải quan thuộc các đơn vị trên địa bàn quản lý; thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các Doanh nghiệp trên địa bàn, đã thực hiện truy thu về cho ngân sách Nhà nước 347 tỷ đồng tiền thuế…kiến nghị sửa đổi bổ sung nhiều quy định về chính sách cho phù hợp với thực tiễn quản lý, từ kết quả đó đã góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác thu thuế hàng xuất nhập khẩu và triển khai thủ tục khai báo Hải quan điện tử. Những thành tích đó đã được các cấp các Ngành dành tặng những phần thưởng cao quý. Đó cũng là những tấm gương, truyền thống để những thế hệ cán bộ công chức thế hệ sau tiếp tục giữ gìn và phát huy hơn nữa.

- Lực lượng kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng tư năm 2003 với mô hình ban đầu là Phòng Kiểm tra sau thông quan (quân số 6 cán bộ công chức), đến nay là Chi cục Kiểm tra sau thông quan với quân số 26 cán bộ công chức, toàn lực lượng là 45 cán bộ công chức phần lớn là trình độ thạc sỹ và đại học được đào tạo các chuyên ngành phù hợp, đã chứng tỏ sự lớn mạnh và trưởng thành không ngừng của lực lượng kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng KTSTQ đã từng bước được quan tâm, đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu; các trang thiết bị hỗ trợ như: máy tính xách tay, camera, máy ảnh, máy ghi âm,.. được trang cấp đầy đủ theo nhu cầu; hệ thống máy tính được cài đặt và phân quyền cho phép công chức KTSTQ được khai thác tất cả các chương trình quản lý nghiệp vụ của ngành Hải quan.

- Đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm từ việc xử lý 02 vụ việc điển hình tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh:

* Bài học kinh nghiệm từ vụ việc thứ nhất:

+ Hiện nay, về cơ bản các máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc các dây chuyền sản xuất đồng bộ đều được lắp ráp đồng bộ với nhau để thực hiện mục đích chính là sản xuất sản phẩm cũng như phục vụ một dịch vụ nào đó. Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất đồng bộ thường cấu thành bởi một tổ hợp máy móc, thiết bị khác nhau, mỗi máy móc, thiết bị đều có công dụng, chức năng hoạt động khác nhau. Do vậy,

khi thực hiện việc phân loại, áp mã theo máy chính phải chú trọng đến chức năng của từng máy móc, thiết bị để phân loại cho phù hợp;

+ Tập trung nghiên cứu, thảo luận trước về các Chú giải 3, 4, 5 phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam; Chủ yếu là Chú giải 4:

4. Khi một máy (kể cả một tổ hợp máy) gồm các bộ phận cấu thành riêng lẻ (dù tách biệt hoặc được liên kết với nhau bằng ống, bằng bộ phận truyền, bằng cáp điện hoặc bằng bộ phận khác) để thực hiện một chức năng được xác định rõ đã quy định chi tiết tại một trong các nhóm của chương 84 hoặc chương 85, thì toàn bộ máy đó phải được phân loại vào nhóm phù hợp với chức năng xác định của máy”.

+ Trước khi tiến hành kiểm tra phải tập trung nghiên cứu sâu về quy trình vận hành của dây truyền thiết bị đồng bộ; củng cố các chứng cứ cụ thể để làm cơ sở đấu tranh với doanh nghiệp.

+ Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về điều kiện áp dụng phân loại theo máy chính, chỉ hướng dẫn chung là máy móc thiết bị thoả mãn các nội dung nêu tại Chú giải 3, 4, 5 phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì được áp dụng phân loại theo máy chính (nay là Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính). Do vậy khi làm việc với doanh nghiệp, phải trao đổi cởi mở, giải thích một cách cặn kẽ, dễ hiểu nội dung các Chú giải 3, 4, 5 phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm tạo đồng thuận từ phía doanh nghiệp; tạo điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội giải trình, chứng minh, cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động của dây chuyền thiết bị.

* Bài học kinh nghiệm từ vụ việc thứ hai:

+ Phải căn cứ vào tình hình thực tế tại địa bàn quản lý để đưa ra chỉ đạo định hướng trong việc thu thập thông tin, lựa chọn đối tượng kiểm tra; và đây là khâu nghiệp vụ quan trọng nhất vì nếu xác định đúng đối tượng kiểm tra sẽ đánh giá được các yếu tố rủi ro cao và đưa ra được những nội dung kiểm tra trọng điểm mang lại hiệu quả cao; tránh kiểm tra dàn trải gây lãng phí nguồn nhân lực và thời gian.

+ Trong công tác chỉ đạo cần nghiên cứu kỹ tính chất, đặc điểm của từng loại hình và lĩnh vực sẽ kiểm tra; từ đó đưa ra các giải pháp mang tính đột phá trong KTSTQ; Ví dụ:(cần liên hệ các yếu tố liên quan như: các Nhà thầu phụ; các đơn vị logictic; việc mô tả hàng hóa giữa danh mục miễn thuế và thực tế lắp đặt, sử dụng tại nhà máy đồng thời đối chiếu đến hồ sơ kỹ thuật của các nhà thầu phụ…).

+ Quá trình kết luận và xử lý kết quả kiểm tra cần lắng nghe các bên có liên quan giải trình, đồng thời xem xét các yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến việc khai báo, sai sót của người khai Hải quan để đảm bảo việc xử lý kết quả kiểm tra được chính xác, hạn chế khiếu kiện.

+ Kết quả KTSTQ đã không chỉ phát huy hiệu quả chống thất thu thuế, truy thu cho ngân sách nhà nước mà còn hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, nâng cao trách nhiệm tuân thủ pháp luật, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan.

2.4.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Khó khăn và hạn chế

Thứ nhất do khối lượng công việc phải giải quyết lớn, bình quân hàng năm có từ 800 đến 1.200 doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK qua địa bàn, số lượng hồ sơ phát sinh khoảng trên 50.000 bộ tờ khai hải quan, trong đó số hồ sơ được miễn kiểm tra, thông quan theo luồng xanh chiếm trên 70% (đây là đối tượng chính của kiểm tra sau thông quan). Mặc dù, lực lượng công chức KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh luôn đảm bảo tỷ lệ từ 8,1%-10.8%, nhưng công chức biên chế tại Chi cục KTSTQ lại mỏng chỉ từ 26-28 CBCC, trong khi đây là lực lượng chính thực hiện KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan, đem lại số thu hàng năm lớn trong công tác KTSTQ (>82% tổng số thu).

Thứ hai, mặc dù tỷ lệ công chức KTSTQ có trình độ thạc sỹ và đại học là rất cao, được đào tạo trong những lĩnh vực phù hợp như tài chính - kế toán, ngoại thương, luật,...nhưng chưa có nhiều công chức được đào tạo chuyên sâu, đa số còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, có ít kinh nghiệm thực tế và kỹ năng làm việc nên còn nhiều lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công việc còn nhiều hạn chế, trong khi đó công tác kiểm tra sau thông quan là nghiệp vụ tương đối khó, đòi

hỏi kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực khác nhau và công tác qua nhiều bộ phận trong ngành hải quan. Bên cạnh đó, cá biệt có công chức có tư tưởng ngại khó, trông chờ, ỷ lại, chọn chỗ, chọn việc.

Thứ ba, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của một số doanh nghiệp không cao, có doanh nghiệp do vô ý dẫn đến sai sót, vi phạm pháp luật; tuy nh iên cũng có doanh nghiệp cố ý lợi dụng kẽ hở của chính sách để gian lận, trốn thuế. Khi doanh nghiệp bị kiểm tra sau thông quan thì trây ỳ, né tránh, không hợp tác với cơ quan hải quan; một số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc làm thủ tục phá sản, giải thể… gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra sau thông quan.

Thứ tư, chính sách kiểm tra sau thông quan nhằm thẩm định việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động XNK hàng hóa, vì vậy phải thường xuyên thực hiện việc xác minh, thu thập chứng cứ tại các cá nhân, tổ chức có liên quan như: Ngân hàng, Thuế, Công an, Quản lý thị trường, các đơn vị và cá nhân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa XNK… Tuy nhiên, việc phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa hiệu quả, việc cung cấp thông tin, tài liệu thường xuyên bị kéo dài thời gian, hiệu quả thấp làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng kiểm tra sau thông quan.

Thứ năm, tuy trang thiết bị, cơ sở vật chất mặc dù đã được Tổng Cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh quan tâm, đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng về lâu dài cần có quy hoạch định hướng dài hạn, xứng tầm với vị trí, vai trò của hoạt động kiểm tra sau thông quan trong quản lý hải quan hiện đại. Hiện tại trụ sở Chi cục kiểm tra sau thông quan vẫn nằm trong khối văn phòng Cục, chưa có trụ sở riêng, chưa được đầu tư các trang thiết bị như: Máy giám định tài liệu, Bộ dụng cụ kiểm hóa… Các chương trình nghiệp vụ như cơ cở dữ liệu về trị giá hải quan, chương trình quản lý rủi ro, chương trình quản lý vi phạm, chương trình kiểm tra sau thông quan được xây dựng từ lâu đến nay đã trở nên lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu khai thác, sử dụng và quản lý dữ liệu. Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS không thể khai thác được, dữ liệu do luôn trong tình trạng quá tải.

Thứ sáu, chế độ đãi ngộ đối với công chức kiểm tra sau thông quan chưa được quan tâm đúng mức, công chức kiểm tra sau thông quan không được hưởng phụ cấp

đặc thù (như lực lượng làm công tác kiểm soát CBL, công tác tin học), chưa có cơ chế trích thưởng từ kết quả kiểm tra sau thông quan (như lực lượng thanh tra, kiểm toán), vì vậy chưa động viên công chức kiểm tra sau thông quan yên tâm công tác lâu dài, chưa thu hút được công chức vào lực lượng kiểm tra sau thông quan làm việc.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Về hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động kiểm tra

sau thông quan

Mặc dù hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động KTSTQ đã được ban hành tương đối đồng bộ, nhưng chưa trao quyền đủ mạnh cho lực lượng KTSTQ. Công chức KTSTQ không được thẩm vấn doanh nghiệp, chưa được tiến hành một số hoạt động trinh sát, điều tra nghiên cứu, nắm tình hình....Trong trường hợp doanh nghiệp cố tình trây ỳ hoặc kéo dài thời gian cung cấp hồ sơ tài liệu, doanh nghiệp không hợp tác… thì chưa có chế tài đủ mạnh bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.

Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể cho phép lực lượng KTSTQ các địa phương hợp tác với cơ quan pháp luật của các nước (nhất là cơ quan Hải quan) trong việc xác minh các giao dịch liên quan đến mua bán và thanh toán đối với hàng hóa XNK của doanh nghiệp.

Cơ chế chính sách pháp luật trong quản lý hoạt động thanh toán nội địa và thanh toán đối với hàng hóa XNK chưa chặt chẽ dẫn đến người mua có thể thanh toán ngoài chứng từ cho người bán mà không qua ngân hàng, không hạch toán trong sổ sách kế toán, doanh nghiệp có thể dễ dàng hợp lý hóa sổ sách kế toán để đối phó khi bị kiểm tra. Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác KTSTQ trong lĩnh vực trị giá hải quan.

- Về nguồn nhân lực cho hoạt động kiểm tra sau thông quan

Theo yêu cầu của ngành Hải quan, số lượng công chức KTSTQ phải đạt 10% trên tổng biên chế của Cục Hải quan tỉnh; việc bố trí tuy nhiên số lượng công chức KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh hiện nay luôn xấp xỉ mức 10%, nhưng số cuộc KTSTQ (đặc biệt là kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp) năm sau cao hơn năm trước, thời gian để ban hành được bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại mỗi

doanh nghiệp bình quân từ 10-20 ngày, do đó việc các CBCC luôn phải căng mình để đi kiểm tra tại các doanh nghiệp chạy theo chỉ tiêu mà không có đủ thời gian để thực hiện thu thập thông tin sâu về doanh nghiệp trước khi tiến hành kiểm tra đã giảm hiệu quả công tác KTSTQ.

Nhiều công chức mới được tuyển dụng, tuy được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kỹ năng kiểm tra và thiếu kinh nghiệm trong công tác tiếp xúc, làm việc với doanh nghiệp và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra. Mặt khác do yêu cầu trong công tác luân chuyển công chức theo qui định của ngành nên nhiều công chức mới về nhận nhiệm vụ cần phải có thời gian nghiên cứu, tiếp cận và làm quen với nghiệp vụ KTSTQ.

- Về chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc

Công chức KTSTQ không được hưởng phụ cấp đặc thù (như lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, tin học, quản lý rủi ro…), hiện chưa có cơ chế trích thưởng từ kết quả KTSTQ (như ngành thanh tra, kiểm toán). Vì vậy, chưa động viên CBCC yên tâm công tác lâu dài, chưa thu hút được CBCC giỏi chuyên môn vào lực lượng KTSTQ làm việc.

Trang thiết bị, cơ sở vật chất mặc dù đã được Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh quan tâm, đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng về lâu dài cần có quy hoạch định hướng dài hạn, xứng tầm với vị trí, vai trò của hoạt động KTSTQ trong quản lý Hải quan hiện đại. Hiện tại trụ sở Chi cục KTSTQ vẫn nằm trong khối văn phòng Cục, chưa có trụ sở riêng, chưa được đầu tư các trang thiết bị như: Máy giám định tài liệu, ô tô…

- Về trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động kiểm tra sau thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)