Thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và THÁCH THỨC TRONG hợp tác GIỮA NGÂN HÀNG và DOANH NGHIỆP FINTECH tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp của TIMO với NGÂ (Trang 34 - 38)

1.2.3.1 Thách thức trong hợp tác đối với ngân hàng

Hình 5: Tỷ lệ khách hàng của ngân hàng sử dụng dịch vụ các công ty Fintech (%), 2016

(Nguồn: World retail banking report 2016)

Do đó, nếu sự hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech không diễn ra nhanh chóng và tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, thuận lợi, tăng trải nghiệm cho KH thì rất có thể dịch vụ ngân hàng do các doanh nghiệp fintech độc lập triển khai sẽ được KH đón nhận và chiếm được sự ủng hộ nhanh chóng.

Thứ hai, ngân hàng cấn thiết lập tư duy đổi mới. Ngân hàng cần chú ý đến các xu thế công nghệ quan trọng gồm: (1) tạo ra những trải nghiệm khác biệt dành cho ngân hàng (thực hiện thời gian thực, đa kênh, sản phẩm dịch vụ hướng tới đáp ứng nhu cầu mang tính cá nhân); (2) vượt qua những rào cản về mặt pháp luật và phát triển hệ thống công nghệ số cung cấp đến tận người dùng cuối cùng, thực hiện thời gian thực; và cho phép lưu giữ và nghiên cứu thông tin về khách hàng; (3) hệ thống có sự nhanh nhạy, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian ngắn.

Thách thức trong việc thay đổi mô hình kinh doanh, mô hình quản trị: Các ngân hàng phải xem xét lại cách thức hoạt động kinh doanh của mình, có những điều chỉnh để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh, mô hình ngân hàng di động, ngân hàng không giấy, ngân hàng số. Đòi hỏi thay đổi và đầu tư lớn cho hệ thống công nghệ thông tin, nguồn vốn đầu tư và giải pháp đầu tư tối ưu. Thách thức

59.10% 60.80% 68.90% 77.40% 63.60% 58.90% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%

Bắc Mỹ Tây Âu Trung Âu Mỹ La Tinh Trung Đông &

Châu Phi

Thái Bình Dương

trong việc phát triển các kênh phân phối mới, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính tích hợp cao vốn là lợi thế của các công ty Fintech. Thách thức trong xu hướng giảm dần vai trò của các chi nhánh, sa thải lao động. Các chi nhánh không còn đóng vai trò quan trọng và cũng sẽ không phải là kênh phân phối mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong tương lai.

Thực tiễn cho thấy, fintech đang có sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây. Theo thống kê của Accenture, tổng giá trị đầu tư vào fintech tính đến năm 2016 đã đạt con số 23,2 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với con số 2 tỷ USD năm 2010.

Hình 6: Giá trị giao dịch toàn cầu của các công ty fintech (2014 - 2016), ƣớc tính đến 2020 (Đơn vị: Triệu USD)

Thứ ba, cần tư duy làm luật mới. Hiện nay môi trường sinh thái fintech đang nóng lên do làn sóng quan tâm của các nhà đầu tư và Chính phủ. Việc tích hợp giữa ngân hàng truyền thống với các doanh nghiệp fintech đối mặt với rất nhiều thách thức. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa tạo bước phát triển đột phá của dịch vụ ngân hàng, mà vẫn kiểm soát được biến động, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng và duy trì tính thống nhất của các thị trường. Đây là cái khó của các cơ quan quản lý.

Trong bối cảnh này, thứ nhất, giới chức cần tư duy làm luật mới để tạo ra một hành lang pháp lý cho phép khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng được nền tảng đúng hướng từ ban đầu sẽ giúp cho phát triển dịch vụ Fintech dễ dàng, hiệu quả.

Như vậy, ngoài việc đáp ứng nhu cầu thay đổi của KH, ngân hàng cần thiết lập 1 sự đổi mới, sử dụng dữ liệu và phân tích, tích hợp các công nghệ mới để giảm chi phí, sử dụng công nghệ để tạo dựng mối quan hệ, đơn giản hóa các kênh phân phối, cải thiện khả năng vận hành, tăng số lượng các kênh phân phối, tích hợp các cách tiếp cận mới để quản lý rủi ro, giảm số lượng chi nhánh hỗ trợ KH…

Thứ tư, tính bảo mật thông tin và quản lý rủi ro là thách thức lớn trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech. Việc ngân hàng hợp tác với fintech sẽ đặt ra vấn đề về bảo mật thông tin và quản lý rủi ro đối với ngân hàng vì fintech sẽ được tiếp cận và sử dụng các nguồn dữ liệu của ngân hàng. Trên thực tế, dù nhà băng không có quyền quản lý trực tiếp nhưng họ vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý nếu rủi ro phát sinh liên quan đến bên thứ ba là các fintech.

Do đó, ngân hàng cần thận trọng trong khâu đánh giá các đơn vị cung cấp công nghệ, đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý và thẩm định rủi ro; trong đó, phương áp tối ưu là lượng hóa các thông số nhằm cung cấp thông tin chính xác phục vụ cho hoạt động quản lí của cơ quan chức năng.

Đi kèm với việc chọn lựa đối tác cẩn thận, ngân hàng cần tập trung vào vấn đề an ninh và an toàn thông tin cho các khách hàng. Các ngân hàng cần lập kế hoạch dự phòng để giảm thiểu những biến cố gây gián đoạn trong dịch vụ hay công nghệ có thể phát sinh từ phía nhà cung cấp Fintech. Ngoài ra, cần đẩy mạnh thông tin, truyền thông đến khách hàng để nâng cao hiểu biết và kỹ năng bảo mật tài khoản của họ.

Về rủi ro pháp lý, ngân hàng cần rà soát các đặc điểm và chức năng của sản phẩm mới để tránh các rủi ro tiềm ẩn về mặt pháp lý. Hoạt động trên nhằm đảm bảo ngân hàng không bỏ sót các quy định mới, đồng thời vẫn tuân thủ các quy định hiện hành do các Fintech có thể không được chuẩn bị đầy đủ về an ninh toàn diện và quy định về tài chính lỏng lẻo hơn các ngân hàng.

Ở khía cạnh an toàn tài chính, thị trường sẽ có thêm rủi ro và rất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nếu không có những quy định phù hợp theo kịp xu hướng phát triển. Khuôn khổ pháp lý đôi khi còn chậm, làm giảm cơ hội và tăng rủi ro pháp lý

Thứ năm, chọn chiến lược hợp tác hiệu quả. Không riêng các ngân hàng truyền thống cần chuẩn bị tâm thế cho việc hợp tác với công ty Fintech, các doanh nghiệp này cũng cần phải chấp nhận việc kết hợp với nhà băng để thiết lập và phát triển lượng khách hàng với chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và THÁCH THỨC TRONG hợp tác GIỮA NGÂN HÀNG và DOANH NGHIỆP FINTECH tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp của TIMO với NGÂ (Trang 34 - 38)