Thứ nhất, thay đổi về các kênh giao dịch ưa thích. Các khách hàng trẻ và khách hàng giàu có đang dịch chuyển sang các kênh giao dịch phi chi nhánh. Khoảng 40% người tiêu dùng Việt Nam ưa thích các kênh giao dịch trực tuyến và qua thiết bị di động.
Thứ hai, xu hướng mới của người tiêu dùng hiện nay là nhu cầu nâng tầm cuộc sống, tiêu dùng thông minh hơn, xu hướng mới nổi là tìm kiếm sự an khang và người tiêu dùng kết nối. Đặc biệt, người Việt Nam cũng có xu hướng tiêu dùng thông minh hơn khi có tới 82% nói rằng họ lên kế hoạch chi tiêu và tiếp cận nhanh với các xu hướng trên thị trường. Ngoài các xu hướng chính của người dùng hiện nay, theo một báo cáo chỉ ra rằng, một khái niệm mới được đề cập đến đó là người tiêu dùng kết nối. Nhóm người này được định nghĩa là những người có kết nối Internet và sẵn sàng chi tiêu. Họ sẵn sàng mua những thứ để làm hài lòng bản thân và chăm lo hơn cho bản thân mình. Theo đại diện này, lớp người tiêu dùng kết nối hiện nay nhiều hơn và gia tăng rất nhanh.
Tại Việt Nam, theo số liệu được chia sẻ, năm 2017 đã có 23 triệu người tiêu dùng với tổng chi tiêu 50 tỉ USD và đóng góp khoảng 37% doanh thu. Dự tính đến 2025, con số này có thể tăng lên đến 40 triệu người, chi tiêu gấp đôi và mức đóng góp doanh thu có thể tăng 10%. Người tiêu dùng Việt Nam là người tiêu dùng siêu kết nối khi tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh lên đến 78% với thời gian sử dụng Internet ngày càng nhiều hơn. Năm 2014, trung bình 1 tuần người Việt sử dụng Internet khoảng 14,8 giờ. Sau 2 năm (tức là đến 2016), con số này lên đến 24 giờ. Trong đó, có 62% người dùng internet đã tham gia mua sắm trực tuyến.
Như vậy, thị trường Việt Nam với quy mô dân số lớn, tỷ lệ người sử dụng điện thoại và internet cao là thị trường tiềm năng lớn cho lĩnh vực ngân hàng số.