Thứ nhất, tại Việt Nam, thói quen thanh toán bằng tiền mặt còn cao. Mặc dù thị trường Việt Nam với quy mô dân số lớn, tỷ lệ người sử dụng điện thoại và internet cao là thị trường tiềm năng lớn cho lĩnh vực ngân hàng số. Tuy nhiên, theo thói quen và đặc điểm thị trường, lĩnh vực ngân hàng số cũng gặp những trở ngại nhất định khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử của Việt Nam. Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, doanh số thu từ thương mại điện tử B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 14%.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo tính chính xác và an toàn trong thanh toán. Hiểu được nhu cầu khách hàng trong việc sử dụng và chi trả cho dịch vụ ngân hàng. Hơn thế nữa, phải hiểu được tâm lý của từng đối tượng khách hàng để thiết kế những sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Khó khăn và thách thức ở đây là làm sao có thể biến các dịch vụ ngân hàng, một dịch vụ liên quan đến tiền tệ, vốn luôn được thực hiện một cách an toàn và bảo mật trong môi trường truyền thống tại các chi nhánh, thành các giao dịch thực hiện tự động với nhiều lựa chọn cho mọi đối tượng khách hàng, mà vẫn đảm bảo tính chính xác và bảo mật.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện khách hàng vẫn còn nhiều lo lắng về những rủi ro khi thực hiện các giao dịch của fintech như: Lộ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, rủi ro mất tiền… Đây cũng là nguyên nhân khiến người tiêu dùng vẫn còn e dè khi sử dụng, cũng như các ngân hàng ngần ngại khi hợp tác vì phải chia sẻ thông tin khách hàng với các doanh nghiệp fintech.