Trên nền tảng cơ chế, chính sách được hoàn thiện, sự phối hợp đồng bộ các tổ chức tham gia vào quản lý hoạt động Fintech, đảm bảo về kỹ thuật, công nghệ nguồn nhân lực và sự kết nối, hợp tác với các tổ chức tài chính truyền thống, việc thu hút khách hàng tài chính thông qua (i) đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ; và (ii) hỗ trợ tích cực cho phổ cập tài chính và kiến thức về Fintech.
Về đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Tiếp tục phát triển hoạt động thanh toán đáp ứng nhu cầu của khách hàng và gia tăng các hoạt động gọi vốn, Blockchain, quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thông tin. Đồng thời, mở rộng hoạt động mới bao gồm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường vốn, tiền gửi, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngoại hối, thương mại điện tử, dịch vụ bảo hiểm, quản lý tài sản, quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, quản lý quỹ, quản lý kinh doanh, quản lý đầu tư, tư vấn tài chính, tạo nền tảng giao dịch bất động sản trực tuyến, phân tích dữ liệu khách hàng, nhận diện khách hàng, phân tích dữ liệu tài chính, chấm điểm tín dụng, sử dụng công nghệ để quản lý, giám sát tính tuân thủ các quy định của pháp luật,..
Về hỗ trợ tích cực cho phổ cập tài chính và kiến thức về Fintech: Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tác động đến gia tăng nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng và nhiều tiện ích cùng với triển khai các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ tích cực cho phổ cập tài chính, các kiến thức về Fintech theo các nội dung phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng, giúp khách hàng nhận biết những lợi ích từ ứng dụng công nghệ mà Fintech đem lại, hiệu quả sử dụng sản phẩm, dịch vụ Fintech sẽ góp phần thu hút khách hàng trong cung ứng dịch vụ tài chính
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về các hoạt động của doanh nghiệp fintech, cũng như vận dụng những kiến thức đã học trong chương trình học về các hoạt động liên quan đến ngân hàng thương mại, tôi đã có cái nhìn sâu sắc và tổng quát hơn về những cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam nói chung, trường hợp của Timo và VPBank nói riêng. Và hợp tác lả xu hướng tất yếu diễn ra và là cách duy nhất để các ngân hàng có thể áp dụng các giải pháp công nghệ trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường và hành vi của khách hàng đang ngày càng có nhiều thay đổi và với các doanh nghiệp fintech để tiếp cận nguồn vốn, kinh nghiệm, sự tin tưởng của khách hàng và các cơ hội thị trường.
Có thể nói, hợp tác trong hoạt động giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech là khái niệm còn khá mới mẻ ở trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội nhằm gia tăng tập khách hàng mới, nâng cao trải nghiệm khách hàng trong xu hướng phát triển nhanh chóng của internent và điện thoại di động. Tuy nhiên, những thách thức trong quá trình hợp tác như tuân thủ pháp luật, đảm bảo quản trị rủi ro, các thông tin về khách hàng chia sẻ thế nào trong sự hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech là rất lớn. Do đó, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp fintech nên kết hợp cùng với Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng nên những quy định, quy chế, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện kinh tế, tài chính tại Việt Nam, để từ đó có sự phối hợp và vận hành hoạt động trơn tru của các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững.
Bài luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót mà nguyên nhân do thời gian cũng như kinh nghiêm nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế của bản thân. Đồng thời kiến thức chuyên môn về các nghiệp vụ ngân hàng có hạn. Vì vậy tôi rất mong nhận được những đánh giá, nhận xét của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn quan tâm tới đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brett King, Bank 3.0 Tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số, NXB ĐH
Kinh tế quốc dân, 2014.
2. Deloitte, The Connecting Global FinTech: Interim Hub Review 2017,
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/uk/Documents/Innovation/d eloitte-uk-con necting-global-fintech-hub-federation-innotribe-innovate- finance.pdf, truy cập tháng 4/2018
3. Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ, FINTECH:
Hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 1/2018.
4. Earn & Young, EY FinTech Adoption Index 2017, tại địa chỉ
www.ey.com/.../ey-fintech...index.../ey-fintech-adoption-index-2017.pdf,
truy cập tháng 4/2018.
5. Earn & Young, The Rise of Fintech in China, tại địa chỉ
https://www.ey.com/Publication/vwLUAssets/ey-the-rise-of-fintech-in- china/$FILE/ey-the-rise-of-fintech-in-china.pdf, truy cập tháng 4/2018.
6. FinTech News, Vietnam FinTech Startups, tại địa chỉ
http://fintechnews.sg/vietnam-fintech-startups/, truy cập tháng 4/2018.
7. Phạm Xuân Hòe & Nguyễn Thị Minh Ngọc, Start-up của FINTECH, cơ hội
hợp tác và thách thức cạnh tranh đối với ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, số 14/2017.
8. MagnaCarta Commumnications, Innovation, Distributed. Mapping the
fintech bridge in the open source era, tại địa chỉ
https://www.aciworldwide.com/-/media/files/collateral/trends/2017-fintech- disruptors-report.pdf, truy cập tháng 4/2018.
9. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Hồng Nhung, Phát triển dịch vụ ngân hàng
không chi nhánh ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Tạp chí ngân hàng, số 13/2017
10.Ngân hàng Nhà nước, Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh phát
triển dịch vụ ngân hàng điện tử, tại địa chỉ
/udptcntt_chitiet?centerWidth=80%25&dDocName=CNTHWEBAP0116224 05341&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHea der=false&_adf.ctrl- state=kgud742oe_404&_afrLoop=8253759160076432#%40%3F_afrLoop% 3D8253759160076432%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DC NTHWEBAP011622405341%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3 D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3D49r4rwjw4_370, truy cập tháng 4/2018
11.Pwc, Global FinTech Report 2017, truy cập tại địa chỉ
https://www.pwc.com/gx/en/ industries/financial-services/assets/pwc-global- fintech-report-2017.pdf, truy cập tháng 4/2018
12.Vũ Hồng Thanh, Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 21/2016.
13.Nguyễn Văn Thuận & Nguyễn Khắc Minh, Xử lý rủi ro trong thời đại ngân
hàng kỹ thuật số, Tạp chí ngân hàng, số 22/2016.
14.Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chỉnh – Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống
kê, 2009.
15.Tô Huy Vũ, Thống kê ngân hàng trước tác động của cách mạng công nghiệp