Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và THÁCH THỨC TRONG hợp tác GIỮA NGÂN HÀNG và DOANH NGHIỆP FINTECH tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp của TIMO với NGÂ (Trang 88 - 90)

Thứ nhất, vấn đề pháp lý. Fintech là một lĩnh vực mới lại liên tục phát triển, đổi mới với tốc độ nhanh chóng, bởi vậy hành lang pháp lý hiện hành tại Việt Nam cho hoạt động của các doanh nghiệp fintech nhìn chung còn chưa đầy đủ. Khuôn khổ pháp lý hiện nay chủ yếu mới chỉ điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

NHNN cần xác định ưu tiên thời gian tới tập trung xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các công ty Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Bổ sung, sửa đổi quy định của ngành NH để tương thích, phù hợp hơn với bối cảnh số hóa và sự phát triển fintech. Đối với những giải pháp, nghiệp vụ mới của các công ty fintech mà khuôn khổ pháp lý hiện hành chưa quy định, NHNN có kế hoạch nghiên cứu, áp dụng cách thức quản lý theo khuôn khổ pháp lý thử nghiệm phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế, tiến tới việc ban hành khuôn khổ pháp lý và quản lý chính thức.

Bên cạnh xây dựng các quy định pháp luật phù hợp, NHNN còn cần chú ý đến việc quy định hoặc thông tư cần rõ ràng, chi tiết, không nên quá chung chung và dẫn đến việc hiểu sai quy định. Có như vậy, sự phát triển của doanh nghiệp fintech mới được đảm bảo. Ngân hàng hợp tác với fintech sẽ không phải thường xuyên “lo lắng” trước các rủi ro pháp luật mà mình có thể gặp phải.

Thứ hai, là tăng cường phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin cho ngành Ngân hàng như nâng cấp Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS); Thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; Tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn đối với các hệ thống thanh toán; tổ chức triển khai Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam đến năm 2020; tăng cường hoạt động giám sát đối với các hệ thống thanh toán theo các nguyên tắc giám sát quốc tế…Hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ hoạt động thanh toán, phát triển hạ tầng CNTT, an toàn, an ninh bảo mật.

Thứ ba, định hướng xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại - giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng - giúp họ tương tác tốt hơn. Việc xây dựng các chi nhánh này chủ yếu dựa vào nền tảng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều và thông minh hóa.

Thứ tư, đẩy mạnh thiết kế và bán theo gói sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho những phân khúc khách hàng phù hợp thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử cá nhân và phát triển các thiết bị tự phục vụ.

Thứ năm, cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng. Yếu tố con người là then chốt, quyết định đến sự thành công của quá trình xây dựng NHTW hiện đại. Việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao được thực hiện ở cả NHNN và trong toàn bộ hệ thống các TCTD.

Về phía NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, NHNN đã chủ động tiếp cận các vấn đề liên quan đến Fintech trong lĩnh vực ngân hàng thông qua việc thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực Fintech với nhiệm vụ nghiên cứu và xử lý những vấn đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, bảo đảm sự phát triển lành mạnh, hài hòa của hệ thông ngân hàng, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech, phù hợp với chủ trương và định hướng của Chính phủ.

Đối với các giải pháp nghiệp vụ mới của các công ty Fintech mà phạm vi hiện hành chưa quy định. NHNN có kế hoạch nghiên cứu, áp dụng cách thức quản lý theo khuôn khổ pháp lý thử nghiệm, phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế, tiến tới ban hành khuôn khổ pháp lý và quản lý chính thức trong thời gian tới.

Vấn đề thích ứng với làn sóng Fintech cũng đã được đưa ra trao đổi, thảo luận, theo đó để thích ứng các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu, đánh giá, phân tích và đưa ra định hướng triển khai phù hợp về (i) mô hình quản trị, kinh doanh; (ii) thị phần/doanh thu và khách hàng; (iii) kênh phân phối và sản phẩm dịch vụ mới và rất nhiều vấn đề liên quan khác.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng điện tử, đặc biệt cần phải là giải tỏa tâm lý lo ngại của người dân đối với vấn đề an toàn trong thanh toán điện tử. Thứ hai là cần phải tăng cường và có được hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các bên có liên quan của người dân, doanh nghiệp cũng như bản thân định chế tài chính khi cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử. Cuối cùng cần có hạ tầng công nghệ thông tin khá ổn định và đảm bảo trong quá trình tác nghiệp không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và THÁCH THỨC TRONG hợp tác GIỮA NGÂN HÀNG và DOANH NGHIỆP FINTECH tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp của TIMO với NGÂ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)