Kiến nghị nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và THÁCH THỨC TRONG hợp tác GIỮA NGÂN HÀNG và DOANH NGHIỆP FINTECH tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp của TIMO với NGÂ (Trang 84 - 88)

Fintech

Tại nhiều quốc gia, một trong những mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý chính sách là phát triển Fintech và thúc đẩy mở rộng hoạt động, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển mô hình kinh doanh. Bảng dưới đây dẫn chứng một số chính sách của các nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của Fintech, chúng ta có thể học tập từ kinh nghiệm phát triển fintech của một số quốc gia dưới đây:

Bảng 12: Chính sách phát triển Fintech tại các quốc gia

Quốc gia Một số chính sách phát triển Fintech

Hoa Kỳ Fintech thường được quy định ở Hoa Kỳ ở cấp liên bang và tiểu

bang. Nhìn chung, quan điểm chính sách nhằm điều chỉnh Fintech là thúc đẩy đổi mới, đồng thời đảm bảo cho người tiêu dùng luôn được sự bảo vệ theo luật pháp.

Anh Mục tiêu chủ yếu của chính phủ là đảm bảo sự hỗ trợ cho việc phát

triển mô hình kinh doanh mới và công nghệ mới. Việc khuyến khích đổi mới dịch vụ tài chính được cho là ưu tiên hàng đầu, chính phủ tạo ra môi trường pháp lý phù hợp để đảm bảo rằng các công ty sáng tạo có thể cạnh tranh và phát triển.

Úc Chính phủ cam kết thiết lập trung tâm Fintech thông qua: Tăng đầu

tư vào nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM); cấp giấy phép khi hội đủ điều kiện. Các doanh nghiệp có thể thử nghiệm và hiệu chỉnh các sản phẩm của mình mà không cần phải đáp ứng được các yêu cầu về giấy phép trong thời gian 12 tháng.

Hồng Kông Chính phủ thúc đẩy phát triển, Cơ quan tiền tệ Hồng Kông đóng vai trò tiên phong thúc đẩy ứng dụng công nghệ DLT/Blockchain

Quốc gia Một số chính sách phát triển Fintech

để thanh toán liên ngân hàng, chứng khoán, cho vay và xếp hạng tín dụng và nhận dạng số. Tiến hành nhiều chương trình để hỗ trợ việc mở rộng Fintech Tăng cường vốn đầu tư mạo hiểm cho khu vực tư nhân cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech với nguồn tài chính công bổ sung.

Nhật Bản Xây dựng các quy định mới API, đầu tư ngân hàng trong các dự án

Fintech, gọi vốn và tiền kỹ thuật số, cũng như các yêu cầu tài chính để đáp ứng các công nghệ mới. Hình thành Bộ phận hỗ trợ Fintech và các ủy ban để thúc đẩy hoạt động Fintech. Việc sửa đổi Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản có hiệu lực vào tháng 4/2017 và cho phép các ngân hàng hoặc công ty ngân hàng sở hữu hơn 5% vốn của công ty công nghệ, tạo nhiều thuận lợi cho các ngân hàng tham gia liên kết với các công ty Fintech.

Trung Hoa Đưa ra các yêu cầu cơ bản cho các hoạt động tài chính trên internet như cho vay ngang hàng, thanh toán qua internet/di động, mua tài sản thông qua internet và bảo hiểm internet. Vào tháng 11/2016, ban hành Luật An ninh mạng có hiệu lực vào ngày 01/6/2017, đặt ra các quy tắc về xây dựng, vận hành, duy trì và sử dụng mạng, theo dõi và quản lý an ninh mạng cũng như bảo vệ dữ liệu mạng được áp dụng cho tất cả các nhà khai thác mạng, có tác động đáng kể đến hoạt động Fintech của Trung Hoa

Singapore Vào tháng 5/2016 Văn phòng Quỹ Nghiên cứu Quốc gia về

Fintech được ra mắt để phục vụ toàn diện cho tất cả các vấn đề liên quan đến Fintech, thúc đẩy Singapore trở thành trung tâm Fintech và Ủy ban tiền tệ Singapore đã cam kết 225 triệu đô la Singapore trong khoảng thời gian 5 năm để hỗ trợ đổi mới. Gia tăng hoạt động khởi nghiệp Fintech, tăng cường nghiên cứu và nâng cao học tập, phát triển các nhà đầu tư và kết nối với các thị trường khu vực. Ở cấp độ toàn cầu, tham gia hoạt động thỏa thuận và hợp tác với

Quốc gia Một số chính sách phát triển Fintech

các nhà quản lý ở các quốc gia Úc, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Pháp.

Thái Lan Vào tháng 02/2017, quy định cho phép các công ty tham gia thử

nghiệm sản phẩm, dịch vụ tài chính trong thời gian tối đa một năm mà không phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép áp dụng cho tư vấn đầu tư, quản lý quỹ tư nhân và môi giới chứng khoán, kinh doanh và tư vấn. Để đủ điều kiện, người nộp đơn phải chứng minh có kế hoạch cung cấp "dịch vụ tài chính sáng tạo", có đủ vốn, hệ điều hành và nhân sự để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có liên quan, cũng như chiến lược rút lui rõ ràng khi hết hạn hoạt động. Nếu các sản phẩm, dịch vụ thử nghiệm được chứng minh là thành công, sẽ được xem xét cho phép các công ty này có giấy phép để thực hiện việc kinh doanh có liên quan.

Malaysia Vào tháng 12/2015, ban hành hướng dẫn về nhận dạng thị trường,

quản lý các quỹ gọi vốn. Đến tháng 10/2016 ban hành Khung về Quy tắc Fintech, thử nghiệm các giải pháp Fintech trong một thời gian nhất định. Mặt khác, tạo ra môi trường thân thiện với Fintech, Liên minh cộng đồng Fintech lập vào tháng 9/2015 đóng vai trò là trung tâm nâng cao nhận thức, nuôi dưỡng cho sự phát triển của Fintech. Nhóm thúc đẩy Công nghệ Tài chính được thành lập vào tháng 6/2016, chịu trách nhiệm xây dựng và tăng cường các chính sách quản lý để tạo thuận lợi cho việc áp dụng các đổi mới công nghệ tài chính. Hiệp hội Fintech Malaysia được thành lập vào tháng 11/2016 là tiếng nói của cộng đồng Fintech của Malaysia và liên kết với các ngành, các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.

Nguồn: Baker McKenzie (2017), International Comparative Fintech Overview và Clipford Chance (2017), The Fintech Market in Asia Pasific- An overview

Qua một số bài học ở các nước nói trên, cũng có những đề xuất để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp fintech tại Việt Nam nói chung và sự hợp tác

giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam, đặc biệt học tập mô hình Phòng Thí nghiệm Sáng tạo Fintech (Fintech Innovation Lab) của Singapore như sau để đề xuất một mô hình nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển fintech tại Việt Nam như sau như sau:

Về đối tượng gồm: Thứ nhất, doanh nghiệp fintech: không hạn chế đối với các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp fintech và các công ty cung ứng dịch vụ tài chính hoặc cung ứng dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Thứ hai, đơn vị/ cơ quan giám sát việc thực hiện kiểm thử.

Mục tiêu: Thứ nhất, đối với doanh nghiệp fintech: cần hiểu rõ mục tiêu và

các nguyên tắc của môi trường thử nghiệm để đảm bảo tuân thủ các quy định về mặt pháp lý. Môi trường pháp lý thử nghiệm có thể sẽ không còn phù hợp trong một số trường hợp. Dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng tương tự như các dịch vụ hiện đang cung ứng trên thị trường, trừ khi các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể chứng minh được: (i) một công nghệ khác biệt được sử dụng hoặc (ii) cùng một công nghệ nhưng được sử dụng một cách khác biệt.

Thứ hai, Đơn vị/ cơ quan giám sát cũng cũng nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hồ sơ xin cấp phép của các công ty Fintech, chẳng hạn như:

Nội dung 1, dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng có công nghệ mới hoặc sử dụng công nghệ cũ theo phương thức cải tiến.

Nội dung 2, dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng đáp ứng được nhu cầu của thị trường và mang lại những lợi ích cho người tiêu dùng.

Nội dung 3, các doanh nghiệp fintech có khả năng triển khai các dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng trên quy mô rộng sau khi rời khỏi môi trường pháp lý thử nghiệm hay không?

Nội dung 4, các kịch bản kiểm tra và kết quả dự kiến từ việc thí điểm dịch vụ tài chính trong môi trường thử nghiệm cần được xác định rõ ràng và phải thông báo cho đơn vị/ cơ quan giám sát chi tiết quá trình kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Nội dung 5, những điều kiện ranh giới thích hợp cũng cần được xác định cụ thể trong môi trường pháp lý thử nghiệm nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và đồng thời duy trì sự an toàn, lành mạnh của lĩnh vực tài chính.

Nội dung 6, những rủi ro trọng yếu bắt nguồn từ dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng cần được đánh giá và giảm thiểu.

Để từ đó, Đơn vị/ cơ quan giám sát này sẽ ban hành hướng dẫn khung pháp lý thử nghiệm trong lĩnh vực fintech đã tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các công ty fintech tham gia và cung ứng các dịch vụ tài chính đổi mới, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng tài chính và thu hút, trọng dụng nhân tài. Có thể nói, với bản thân người viết đề tài này, tôi thấy đây là một phương pháp rất hợp lý nhằm hỗ trợ sự hợp tác và sự phát triển của fintech, đặc biệt trong hợp tác với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và THÁCH THỨC TRONG hợp tác GIỮA NGÂN HÀNG và DOANH NGHIỆP FINTECH tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp của TIMO với NGÂ (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)