Tình hình hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và THÁCH THỨC TRONG hợp tác GIỮA NGÂN HÀNG và DOANH NGHIỆP FINTECH tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp của TIMO với NGÂ (Trang 39)

Theo Báo cáo fintech toàn cầu năm 2017 của PricewaterhouseCoopers, 82% các định chế tài chính truyền thống mong muốn gia tăng sự hợp tác với các công ty fintech trong 3-5 năm tới. Trên toàn thế giới, các công ty đầu tư mạo hiểm đã rót hơn 17 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp fintech trong năm 2016, tăng gấp 6 lần so với 2012. Năm ngoái, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành điểm đến nóng nhất cho làn sóng đầu tư vào fintech. Tại một số nền kinh tế trên thế giới có hệ sinh thái fintech phát triển (như Singapore, Hồng Kông, Ấn Độ, Đức…), các công ty fintech

đã và đang sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng mới qua các phương thức và kênh phân phối dịch vụ tài chính mới. Thêm vào đó, các doanh nghiệp fintech cũng đang cung cấp các dịch vụ tài chính bổ sung cho nhóm khách hàng có yêu cầu đặc thù và nhóm khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đây là sự bổ trợ hữu hiệu cho cả ngân hàng và doanh nghiệp fintech để cung ứng các dịch vụ tài chính đa dạng đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Dưới đây là mô tả ngắn gọn việc hợp tác cạnh tranh giữa ngân hàng và công ty fintechech điển hình ở khu vực châu Á (Singapore) và châu Âu (Đức):

Singapore là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á được biết đến với hệ sinh thái phát triển hàng đầu trên thế giới (được đánh giá chỉ đứng sau Mỹ, Anh và Trung Quốc). Cuối năm 2017, Singapore có 423 fintech và 1.200 start-up công nghệ. Chính phủ Singapore đầu tư từ 1-1,5 triệu USD cho mỗi trung tâm đổi mới (Innovation Hub)”. Trong đó, mô hình fintech hợp tác với ngân hàng có xu hướng thu hút được vốn đầu tư ngày càng nhiều hơn. Tại quốc gia này, một số ngân hàng thương mại trong nước như Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS), OCBC, UOB hợp tác với các công ty fintech để lựa chọn các mô hình fintech phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng và cùng “bắt tay” phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo. Thực tế ở các nước khu vực châu Á như Hongkong, Thailand, Indonesia, Malaysia, Ngân hàng Trung ương của các nước này đều có xu hướng có các chính sách, hành động hỗ trợ ngày một nhiều hơn cho sự đổi mới và phát triển fintech. Singapore, với tư cách một trung tâm tài chính của châu Á, Chính phủ Singapore có những sáng kiến và nỗ lực mạnh mẽ để hỗ trợ cho sự phát triển và đổi mới fintech. Từ tháng 8/2016, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã xây dựng phòng thí nghiệm sáng tạo Fintech (Fintech Innovation Lab) và ngay sau đó, tháng 12/2016, MAS đã ban hành Khung pháp lý thử nghiệm cho phép các tổ chức tài chính cũng như phi tài chính được trải nghiệm các giải pháp Fintech trong môi trường thực tiễn có kiểm soát.

Cộng hòa Liên bang Đức, sau Vương quốc Anh, Đức có hệ sinh thái fintech phát triển đứng thứ hai ở khu vực châu Âu. Hiện có khoảng 433 công ty fintech đang hoạt động ở Đức, trong đó có 346 công ty được cấp phép, 87 công ty chưa đi vào hoạt động trước năm 2016, hoặc đã đóng cửa. Năm 2015, khoảng 87% các tổ

chức tài chính/ngân hàng được khảo sát hiện đã hợp tác với một công ty fintech, hoặc dự kiến tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty fintech trong tương lai.

Một số mô hình hợp tác thành công giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech: Standard Chartered đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo eXellerator tại Singapore. Phòng thí nghiệm này được sử dụng như một trung tâm để thúc đẩy các ý tưởng đổi mới, sáng tạo, thông qua quy tắc “lấy con người làm trung tâm”. Theo đó, ngân hàng đánh giá một vấn đề và xem xét các giải pháp có thể nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, sau đó mời các công ty start-up có tiềm năng trong lĩnh vực fintech tham gia thực hiện nhưng đánh giá nhanh về tính thực tiễn và khả thi của ý tưởng. Trong số các công ty hiện đang hợp tác với eXellerator có Instabase, công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ), chuyên cung cấp nền tảng phần mềm với bộ ứng dụng để tự động hoá các hoạt động dữ liệu phức tạp, qua đó giúp ngân hàng cải thiện quy trình và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hay Bambu, một công ty của Singapore, chuyên cung cấp nền tảng tự động giúp ngân hàng xử lý các dữ liệu cũ, cũng như các dữ liệu hiện hữu để đưa ra các giải pháp đầu tư phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Việc này giúp các giám đốc quan hệ khách hàng của những ngân hàng thuộc khối ngân hàng tư vấn và quản lý tài sản (Private Banking) tìm kiếm được những thông tin cần thiết ngay sau khi nhận được yêu cầu tư vấn đầu tư của khách hàng, qua đó cải thiện hiệu quả công việc và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

1.3.2 Kinh nghiệm trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech

Tại Úc để trở thành một trong những hệ sinh thái fintech phát triển năng động, cạnh tranh và phát triển bền vững trên thế giới như hiện tại, các nhà quản lý và hoạch định chính sách Úc đã chú trọng vào 5 trụ cột: (i) tài năng của người sáng lập và đội ngũ nhân viên; (ii) môi trường (người hướng dẫn, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, môi trường tương tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp); (iii) khách hàng (khả năng tiếp cận khách hàng, nhu cầu thị trường, đối tác phân phối, Chính phủ); (iv) vốn; và (v) khuôn khổ pháp lý/chính sách (môi trường chính sách hỗ trợ các công ty Fintech, chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp). Bí quyết thành công của hệ sinh thái Úc chính là khả năng tiếp cận và thu hút, đào tạo nhân tài và chuyên gia am hiểu công nghệ và tài chính, cùng với đó

là sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp fintech Úc đã hình thành nên một không gian làm việc chung gắn kết, năng động, hướng tới mục tiêu chung xây dựng một hệ sinh thái Fintech tốt nhất trong khu vực và trên thế giới.

Tại Singapore, để tháo gỡ những rào cản với fintech, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã cho phép những dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính được hoạt động trong môi trường luật thông thoáng hơn với các ưu đãi dành riêng, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn từ các thể chế tài chính. Chính phủ còn tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, với môi trường đầu tư thông thoáng và thu hút. Ngoài ra, MAS cùng các bộ ngành liên quan hiện đã thành lập những trung tâm tài chính thí nghiệm nhằm ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao để cải thiện hiệu quả của ngành này. Bên cạnh đó, quốc gia này dự kiến sẽ chi 168 triệu USD trong 5 năm tới nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính phối hợp với những startup để nâng cấp công nghệ kỹ thuật. Singapore cũng đã quyết định thành lập trung tâm Fintech Office, chuyên hỗ trợ và phát triển các startup trong ngành tài chính.

Tại Hồng Kông, chìa khóa mang lại thành công cho việc phát triển hệ sinh thái Fintech ở Hông Kông chính là cơ chế hỗ trợ khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ; khả năng duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và khả năng đạt được sự cân bằng giữa việc phát triển thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, nhìn chung, để có được thành công trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech điều quan trọng nhất là cần có sự ủng hộ của Chính phủ, Nhà nước nhằm tạo các tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp fintech tham gia và cung ứng các dịch vụ tài chính đổi mới, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng tài chính và thu hút, trọng dụng nhân tài, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

CHƢƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG VÀ NGÂN HÀNG SỐ TIMO 2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng và ngân hàng số Timo

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Thịnh Vượng

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Sau gần 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 219 điểm giao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên. Với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank hiện trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Điểm qua về quá hình phát triển của VPBank, các dấu mốc tiêu biểu:

Năm 1993, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 với tên ban đầu là ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND.

Từ năm 1994 đến năm 2011, VPBank tích cực mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm. Với chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ, năm 2010, VPBank thành bộ phận Tín dụng tiêu dùng với thương hiệu FE Credit và ngày nay là công ty TNHH FE Credit. Năm 2011, lần đầu tiên, lợi nhuận trước thuế vượt 1.000 tỷ đồng.

Năm 2012, xây dựng chiến lược phát triển VPBank giai đoạn 2012-2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn McKinsey & Company. Lần đầu tiên tổng tài sản vợt 100 nghìn tỷ đồng. Tiếp đó, tại các năm tiếp theo, VPBank tập trung xây dựng và triển khai các giao đoạn của chương trình chuyển đổi; xây dựng lộ trình tổng thể cho lĩnh vực quản trị rủi ro và công nghệ thông tin; thành lập và đẩy mạnh các mảng kinh doanh mới như Dịch vụ Tín dụng tiểu thương, Dịch vụ Công nghệ số…

Năm 2017 đã khép lại hành trình 5 năm (2012-2017) chuyển đổi của VPBank với những dấu mốc rực rỡ. Với chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ trong những năm qua, tới nay tổng tài sản hợp nhất tính đến ngày 31/12/2017 của

VPBank đạt 277.750 tỷ đồng. Với việc niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE và phát hành cổ phiếu riêng lẻ vào cuối quý III vừa qua, VPBank đã tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lần lượt lên mức 15.706 tỷ đồng và 29.693 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động huy động từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của VPBank đạt hơn 199.655 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 8.125 tỷ đồng. Kết quả trên cũng đã đưa VPBank trở thành một trong bốn ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong cùng thời kỳ, chỉ sau Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

b. Những dấu mốc số hóa ngân hàng tại VPBank

Năm 2006, VPBank ký hợp đồng mua phần mềm hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking – T24) của Thụy Sĩ. Đây là nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại nhất tính tới ngày nay, giúp VPBank triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao phục vụ khách hàng.

Năm 2007, VPBank giới thiệu sản phẩm thẻ VPBank Platinum MasterCard, thẻ chip đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Năm 2009, đánh dấu một dấu mốc phát triển trong lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, VPBank cho ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử lần đầu tiên.

Năm 2013, triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng điện tử (E-banking).

Năm 2015, thành lập và đẩy mạnh mảng kinh doanh Dịch vụ Ngân hàng Công nghệ số. Đồng thời, triển khai nhiều dự án nền tảng quan trọng.

Năm 2016, tiên phong triển khai chiến lược ngân hàng số toàn diện tại Việt Nam. Với việc thành lập khối Dịch vụ Ngân hàng Công nghệ số vào đầu năm 2016, VPBank đang tiên phong triển khai chiến lược số hóa ngân hàng với ba gọng kìm:

Thứ nhất, số hóa hoạt động ngân hàng số hóa hoạt động truyền thống nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Thứ hai, hợp tác với các công ty fintech để mở rộng các dịch vụ ngân hàng số, xây dựng hệ sinh thái đa dạng.

Thứ ba, thiết lập mô hình ngân hàng số độc lập với việc ra mắt thương hiệu Timo – Dịch vụ ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam.

Tính đến nay, VPBank có khoảng gần 300 ATM và 60 máy gửi tiền tự động.

2.1.1.2 Các sản phẩm, dịch vụ VPBank cung cấp

Với định hướng phát triển của ngân hàng bán lẻ, vì vậy, VPBank luôn tập trung nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, khác biệt, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, từ dịch vụ thẻ, tiền gửi tiết kiệm, vay vốn đến các dịch vụ khác như chuyển tiền trong nước, quốc

tế, đổi tiền, giữ hộ vàng… Trong đó, các nghiệp vụ cơ bản như sau: Thứ nhất,

nghiệp vụ huy động vốn. Thứ hai, nghiệp vụ tín dụng. Thứ ba, các hoạt động dịch

vụ: dịch vụ thẻ, thanh toán hóa đơn, bảo hiểm, tư vấn tài chính…

2.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của ngân hàng số Timo

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Timo là sản phẩm được hình thành trên cơ sở hợp tác giữa VPBank và Công ty TNHH Global Online Financial Solutions (“GOFS”) và/hoặc các tổ chức khác do GOFS chỉ định (tùy từng thời điểm), trong đó các dịch vụ và/ hoặc hoạt động ngân hàng được ứng dụng công nghệ hiện đại và đơn giản hóa các quy trình, thủ tục so với dịch vụ và/ hoặc hoạt động của ngân hàng truyền thống. Hiện tại, công ty TNHH Lifestype Project Management Việt Nam là đơn vị được GOFS chỉ định trong việc xây dựng, thực hiện và vận hành kênh ngân hàng kỹ thuật số Timo cùng VPBank.

Ra đời vào tháng 5/2016 các sản phẩm, dịch vụ được Timo cung cấp đến khách hàng là các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được triển khai thông qua thiết bị điện tử được kết nối Internet và một số dịch vụ không trực tuyến khác được cung cấp cho KH trong từng thời điểm.

Là một trong 3 gọng kìm trong chiến lược số hóa ngân hàng, Timo là kênh Dịch vụ Ngân hàng số của VPBank và là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng trên ứng dụng ngân hàng điện tử Timo sau khi đã được định danh, mở tài khoản thanh toán và phát hành thẻ ghi nợ theo đúng quy định.

Tính đến nay, Timo đã có được hơn 50.000 thành viên và lượt tải ứng dụng trên Android và iOS. Con số này vẫn đang có xu hướng tăng theo thời gian. Hiện dịch vụ ngân hàng Timo cung cấp hoàn toàn dành cho đối tượng KH cá nhân và hiện Timo đang có kế hoạch cung cấp tài khoản Timo dành cho KH doanh nghiệp.

2.1.2.2 Các hoạt động của Timo

Với mục tiêu nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ ngân hàng cho KH, Timo không có chi nhánh như ngân hàng truyền thống, mọi giao dịch có thể thực hiện trực tuyến. Timo được phát triển trên nền tảng sử dụng đường truyền internet để hoạt động thông qua 2 kênh là ứng dụng Mobile Banking và Internet Banking. Timo cung cấp cho người dùng hoàn toàn những hoạt động của một ngân hàng như nhưng

thực hiện hoàn toàn trực tuyến: Thứ nhất, gửi tiết kiệm trực tuyến với lãi suất cạnh

tranh. Thứ hai, vay ngân hàng trực tuyến. Thứ ba, thanh toán hóa đơn trực tuyến

gồm hóa đơn sinh hoạt như tiền điện, tiền nước, Internet,… và hóa đơn mua sắm.

Thứ tư, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống trực tuyến. Thứ năm, tham gia các sản

phẩm tài chính. Thứ sáu, quản lý số dư, tài chính, tiết kiệm linh hoạt ngay trên ứng

dụng Timo mà không cần đến chi nhánh ngân hàng.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Kết quả kinh doanh ngân hàng VPBank

Thứ nhất, cơ sở khách hàng của VPBank tính đến 31/12/2017.

Bảng 1: Số lƣợng khách hàng lũy kế (Đơn vị: nghìn khách hàng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng KH 2.088 3.300 6.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank)

Thứ hai, số lượng thẻ phát hành mới tính đến 31/12/2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và THÁCH THỨC TRONG hợp tác GIỮA NGÂN HÀNG và DOANH NGHIỆP FINTECH tại VIỆT NAM TRƯỜNG hợp của TIMO với NGÂ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)