Có thể nói, mô hình hợp tác giữa VPBank và Timo dựa trên mô hình “Integrated in-house”. Trong đó, công ty GOFS với vai trò là bên cung cấp cho VPBank gồm: Thứ nhất, Giấy phép để sử dụng Phần mềm Timo và IP Timo để giúp VPBank có thể vận hành, kinh doanh Timo; Thứ hai, Dịch vụ Timo để giúp VPBank có thể hưởng các lợi ích của Phần mềm Timo và IP Timo. Và VPBank với vai trò là bên mua để cùng xây dựng và vận hành ứng dụng ngân hàng số Timo để cung cấp cho KH một giải pháp ngân hàng di đông thông minh, thuận tiện và đơn giản hơn so với ngân hàng truyền thống.
Dịch vụ Timo bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ dưới đây: Dịch vụ tư vấn quản lý; Dịch vụ phát triển kinh doanh và marketing; Dịch vụ quản lý, kỹ thuật, chiến lược, cài đặt, hỗ trợ, bảo trì và/hoặc các dịch vụ liên quan đến Phần mềm Timo và hoặc việc cài đặt, thực hiện và/hoặc vận hành của nó; Dịch vụ quản lý và hỗ trợ; Dịch vụ đào tạo nhân sự; Dịch vụ quản trị; Dịch vụ kế toán và lưu trữ sổ sách; Các dịch vụ khác tùng từng thời kỳ.
Bảng 7: Chuỗi giá trị kinh doanh của Timo trong hợp tác với VPBank
Chuỗi giá trị kinh doanh Timo Trách nhiệm
Hoạt động chính Marketing Bán hàng Sản phẩm Dịch vụ Timo Hoạt động hỗ trợ 1. Công nghệ thông tin gồm:
ID Timo…. Timo
Core-banking (T24, W4…) VPBank
2. Vận hành
IP Timo Timo
Core-banking (T24, W4…) VPBank
2. Nhân sự Timo và VPBank
3. Pháp luật VPBank
4. Quản trị rủi ro VPBank
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Hai bên đã tạo ra một cơ chế đặc biệt trong chuỗi giá trị kinh doanh Timo, trong đó gồm cơ chế Bề mặt (front end) và Nội tại (back end) cho hệ thống quản lý được đưa ra. Phần bề mặt (các hoạt động chính) là nơi đem tới trải nghiệm người dùng, sẽ có thể chuyển đối linh động và do Timo quyết định, tuy nhiên các thay đổi về nội tại (các hoạt động hỗ trợ) sẽ cần thống nhất từ phía VPBank và Timo để không vượt ra khỏi các quy tắc của ngân hàng.