Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 33)

1.2.2.1. Đánh giá theo các tiêu chí định tính

Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Việc quy định tiêu chuẩn cụ thể cho các tiêu chí định tính là rất khó khăn và chỉ mang tính tương đối. Căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng trong tương quan của toàn hệ thống ngân hàng của mỗi nền kinh tế, chất lượng tín dụng sẽ được đánh giá trên các khía cạnh khác nhau về mặt định tính:

- Tiêu chí 1. Tín dụng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc và điều kiện vay vốn, đúng quy trình thẩm định, tuân thủ quy định luật, các văn bản, chế độ hiện hành của ngành về hoạt động tín dụng

Đánh giá chất lượng tín dụng phải đảm bảo việc vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận theo hợp đồng tín dụng, vay vốn phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng, thực hiện thẩm định đúng quy trình, quy định của pháp luật và nhà nước. Bảo đảm việc khách hàng vay phải đầy đủ pháp lý, vốn vay có mục đích rõ ràng, khách hàng có đủ năng lực tài chính và phương án kinh doanh có hiệu quả.

- Tiêu chí 2. Sự đa dạng hóa và nâng cao các tiện ích sản phẩm tín dụng

Chất lượng tín dụng tốt phải được thể hiện qua các tiện ích sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp tới khách hàng. Hiện nay các sản phẩm của các NHTM có sự tương đồng nhất định, để nâng cao chất lượng tín dụng buộc mỗi ngân hàng phải có sự đa dạng hóa các sản phẩm và không ngừng nâng cao các tiện ích sản phẩm tín dụng nhằm thu hút khách hàng, phân tán rủi ro.

- Tiêu chí 3. Sự hài lòng của các khách hàng, cụ thể ở các tiêu chí:

+ Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: Chất lượng tín dụng được đánh giá tốt khi các DN quan hệ với ngân hàng được đáp ứng tốt nhu cầu của mình. Khách hàng nói chung luôn mong muốn một quy trình tín dụng đơn giản, thuận tiện, khách quan, có tuân thủ đầy đủ nguyên tắc tín dụng của Ngân hàng.

Nguồn vốn từ Ngân hàng được cung cấp nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp DN hoạt động ổn định đồng thời nắm bắt được những cơ hội kinh doanh.

+ Sự tin cậy vào ngân hàng và cán bộ tín dụng: Chất lượng tín dụng được đánh giá qua việc DN tin cậy vào uy tín, quy trình và sản phẩm của ngân hàng; đồng thời tin cậy vào cán bộ tín dụng - người trực tiếp xử lý hồ sơ và đáp ứng nhu cầu của DN. Thực tế DN hài lòng về chất lượng tín dụng của ngân hàng là khi tin cậy vào ngân hàng và xem ngân hàng là đòn bẩy tài chính, tư vấn tài chính tối ưu của DN.

+ Tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngân hàng: Sự hài lòng của khách hàng được đánh giá trên tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, bao gồm cán bộ tín dụng, cán bộ hỗ trợ tín dụng, cán bộ phê duyệt...Tinh thần trách

nhiệm thể hiện ở việc tìm hiểu kỹ nhu cầu khách hàng, bảo vệ đến cùng phương án khi đánh giá phương án khả thi và quan trọng nhất là các cam kết với khách hàng. Các giao dịch của DN với ngân hàng được tư vấn, xử lý dựa trên tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngân hàng vì lợi ích hai bên, tuân thủ quy định của ngân hàng, mang lại lợi ích cho DN sẽ khiến khách hàng hài lòng và trung thành với ngân hàng.

+ Sự đồng cảm của cán bộ ngân hàng: đặc thù của các DNNVV là có rất nhiều tình huống xảy ra không lường trước được, chưa có kế hoạch từ trước; hoạt động phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và phụ thuộc vào yêu cầu của đầu ra; trình độ nhân viên và lãnh đạo chưa cao, hoạt động manh mún do đó nhiều trường hợp đến xin tư vấn vay vốn tại ngân hàng cần có sự đồng cảm từ phía ngân hàng.

- Tiêu chí 4. Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát

triển phù hợp với yêu cầu cạnh tranh, phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể, có sự đóng góp của hoạt động tín dụng ngân hàng nhất định đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội:

Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thể hiện việc áp dụng các chính sách điều hành đúng đắn, theo đúng định hướng của Ngân hàng về mặt quản trị rủi ro và phát triển kinh doanh; từ đó thể hiện qua việc đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ổn định và an toàn.

1.2.2.2. Đánh giá theo các tiêu chí định lượng

Các tiêu chí định lượng là các chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Thông qua các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể xác định được một cách khá chính xác chất lượng tín dụng của Ngân hàng mình thông qua những con số cụ thể. Vì thế, những con số được đưa ra để tính toán các chỉ tiêu này phải chính xác và đầy đủ.

a. Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là sự tăng lên về doanh số cho vay và dư nợ tín dụng qua các năm. Đánh giá tăng trưởng tín dụng có thể thực hiện cho từng đối tượng khách hàng, theo số tương đối và tuyệt đối, cụ thể như sau:

V Chỉ tiêu 1. Dư nợ tín dụng (DNTD) đối với DNNVV

Dư nợ tín dụng (DNTD) đối với DNNVV là số tiền mà ngân hàng hiện đang cho DN vay tại thời điểm nhất định được xác định bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. Các chỉ tiêu đánh giá dư nợ tín dụng là tỷ trọng dư nợ tín dụng của DNNVV trên tổng số dư nợ tín dụng của DN và tốc độ tăng trưởng DNTD đối với DNNVV.

Tỷ trọng DNTD DNNVV DNTD đ i v i D N NVVố ớ _______

= ——---*100%

trên tổng DNTD DN T nổ g DNTD DN

Chỉ tiêu này cho biết DNTD đối với DNNVV chiếm bao nhiêu trong tổng DNTD DN của Ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng DNTD M c tăng DNTD DNNVVứ √ = í zɪɪ , V—- *100%

đối với DNNVV DNTD DNNVV (năm t-1)

Thông qua 2 chỉ tiêu này, ta có thể biết được quy mô dư nợ đối với DNNVV ở các NHTM. Ngoài ra khi xem xét tỷ trọng dư nợ của DNNVV trên tổng số dư nợ của DN, tư nhân và hộ gia đình, được biểu hiện thành số tương đối là tỷ lệ %. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng tập trung quan hệ tín dụng vào các DNNVV, song cũng có thể do viêc thu nợ không được thực hiện tốt nên tỷ trọng cao. Vì vậy cần đặt trong trường hợp cụ thể, có cái nhìn tổng thể và mọi mặt trong quan hệ giữa Ngân hàng và DN mới có thể đưa ra được kết luận cuối cùng.

V Chỉ tiêu 2. Doanh số cho vay (DSCV) và doanh số thu nợ (DSTN) đối

với DNNVV

+ Doanh số cho vay: là số tiền mà ngân hàng đã cho các DNNVV vay trong một thời gian nhất định. Giá trị và tốc độ của doanh số cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng hoạt động tín dụng rộng hay hẹp.

Tốc độ tăng trưởng DSCV _ DSCV (năm t) - DSCV (năm t-1) * 10()O/

đối với DNNVV DSCV (năm t-1)

Tốc độ tăng trưởng DSCV đối với DNNVV phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với DNNVV năm nay so với năm trước là bao nhiêu, từ đó cho biết xu hướng đầu tư vào DNNVV của Ngân hàng là mở rộng hay thu hẹp.

Tỷ trọng DSCV DNNVV= DSCV DNNVV

T ng DSCVổ *100%

Chỉ tiêu này cho biết DSCV đối với DNNVV chiếm bao nhiêu trong tổng

doanh số cho vay của hoạt động tín dụng.

+ Doanh số thu nợ: là số vốn mà DN đã hoàn trả cho Ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong một niên độ kế toán. DSCV cao mà DSTN thấp chứng tỏ khả năng

„ . ________________ _____ DSTN DNNVV . _____________

Tỷ trọng DSTN DNNVV = DSTN-DNNV/ *100%

Tốc độ tăng DSTN đối với DNNVV = DSTN (nămt) -D!TN(n^m

t 1) *100%

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng DNNVV cũng như uy tín của Ngân hàng đối với đối tượng khách hàng này. Các chỉ tiêu trên càng cao càng thể hiện được khả năng của ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng DNNVV.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu này không phản ánh hết được chất lượng tín dụng,

mà nó chỉ có thể phản ánh được quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Tín dụng là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng nhưng cũng

chính là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, khi đánh giá chất lượng tín

dụng không chỉ dựa vào nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng mà còn phải sử dụng một

số nhóm chỉ tiêu khác nhằm có được sự đánh giá tổng thể.

b. Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu

V Chỉ tiêu 1. Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH)

Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn

trên tổng dư nợ của Ngân hàng tại một thời điểm xác định. Nợ quá hạn là khoản

nợ mà khách hàng không trả được khi hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ đến

hạn theo thỏa thuận.

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV = Nợ quá hạn đối với DNNVV *100% -7 ∙∙l • Tổng dư nợ đối với DNNVV

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và các quyết định sửa đổi, các khoản nợ quá hạn được phân loại thành: nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì khả năng mất vốn càng cao, chất lượng tín dụng thấp, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng.

S Chỉ tiêu 2. Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ cần chú ý = ɪɑɪŋ. chu y *100% Tong dư nợ Nợ xấu = Tổng nợ quá hạn - Nợ cần chú ý Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xau *100% Tong dư nợ

Cũng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn). Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng, cho biết được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ để có đánh giá rõ ràng và sâu hơn về chất lượng dư nợ của ngân hàng.

c. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Dθan,hs°,thu

ιnợ *100% Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một khoảng thời gian nhất định vốn được quay mấy vòng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã được luân chuyển nhanh, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất và luân chuyển hàng hóa; việc thu hồi các khoản nợ nhanh và đúng hạn của ngân hàng tốt, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng tạo vốn

để tiếp tục đầu tư cho các lĩnh vực khác. Như vậy hệ số này càng cao phản ánh tình hình quản lý tín dụng tốt, chất lượng tín dụng cao.

d. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là lợi nhuận hàng năm từ hoạt động cho

vay của ngân hàng thường được tính tại thời điểm cuối năm. Chỉ tiêu này cao phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng tốt, ngân hàng không những thu hồi được gốc mà còn thu được lãi từ các khoản vay, tạo nên nguồn thu cho ngân

hàng để tồn tại và phát triển.

rτχ, Á. ∙ 1 ,χ. 1 ^x,x,x,x, Lợi nhuận từ cho vay DNNVV Tỷ suất sinh lơi cho vay DNNVV = 77---777-77-

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng dư nợ cho vay sẽ tạo nên bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, cho bi ết khả năng sinh lời của hoạt động này. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay DNNVV càng cao, chất lượng tín dụng tốt. Ngân hàng cần đảm bảo được khả năng sinh lời và tỷ lệ nợ quá hạn phù hợp để tồn tại, phát triển và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 33)

w