Lợi nhuận trong năm 2016 của chi nhánh đạt 194 tỷ đồng - chi nhánh đạt
danh hiệu là một trong những chi nhánh có mức tăng trưởng tốt và bền vững trên
toàn hệ thống. Lợi nhuận năm 2016 tăng 56% so với năm 2015, nguyên nhân năm
2016 chi nhánh đi đúng định hướng, tăng thu các hoạt động dịch vụ (bảo lãnh, thanh toán quốc tế, tài khoản....), dư nợ phát triển theo hướng an toàn và theo cơ
cấu ổn định; đồng thời chi nhánh được thu lại được khoản dự phòng lớn cho khoản
nợ xấu năm 2015 (đã được thu hồi năm 2016). Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn từ thị trường, biến động lãi suất, thay đổi quy trình, nhân sự có sự biến động
45 nhánh xuất sắc toàn diện năm 2016.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍNDỤNG DỤNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.2.1. Tổng quan về Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ Tín dụng tạiMB MB
Thăng Long
2.2.1.1. Tong quan về DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất
quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Vốn đăng ký trung bình của các DNNVV giai đoạn 2011-2015 là 6,9 tỷ đồng/doanh nghiệp. Thu nhập bình quân của người lao động trong các DNNVV
của Hà Nội giai đoạn 2011-2015 đạt từ 4-6 triệu đồng/tháng. Tỷ trọng xuất khẩu của các DNNVV chiếm 20% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô. Số lao động làm việc tại các DNNVV tăng liên tiếp qua các năm 2011, 2012, 2013. Mặc dù giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn rất khó khăn cho sự phát triển kinh tế nhưng kinh tế Hà Nội vẫn duy trì tăng trưởng, trong đó có sự đóng
góp không nhỏ của khối DNNVV. Tổng thu nội địa (không kể dầu thô) của khu
vực DNNVV, dịch vụ ngoài quốc doanh và hộ cá nhân kinh doanh qua các năm
2011,2012, 2013 và 2014 tăng lần lượt là 24,6%, 22,2%, 22,6% và 32,5% so với các năm trước.
Các doanh nghiệp hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế, xã hội, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người dân, duy trì và phát triển làng nghề ở ngoại thành, góp phần thúc đẩy các ngành nghề mà trước đây chỉ khối doanh nghiệp nhà nước kinh doanh như ngân hàng, tài chính, chứng khoán, dược phẩm, khám
chữa bệnh v.v. Một số DNNVV còn đi tiên phong trong việc phát triển một số ngành nghề mới rất cần trong nền kinh tế thị trường như tư vấn, đầu tư mạo hiểm, nghiên cứu thị trường, bảo tồn di tích, mua bán công ty. Một số DNNVV đã tạo ra được sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như điện tử, máy tính, xuồng máy, linh kiện ôtô, mở rộng thị trường trên cả nước, cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Ngành xây dựng đã có DNNVV tham gia thiết kế tư vấn và thi công các công trình lớn. Lĩnh vực dịch vụ công cộng (xe khách
liên tỉnh, nhà hàng, khách sạn, bán lẻ hàng hóa) cũng có nhiều DNNVV tham gia. Một số DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đã vượt lên trở thành đối tác của các doanh nghiệp có tên tuổi trên thế giới như Microsoft, Intel, Canon, Samsung.. Nhiều thương hiệu của các doanh nghiệp đã được trao tặng các giải thưởng có uy tín, mỗi năm có thêm hàng chục sản phẩm được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Nhiều doanh nghiệp được huy chương, bằng khen của các bộ, ngành. Nhiều doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động đã tự nguyện liên kết thành các nhóm kinh doanh đa ngành, đa nghề hoặc chuyên môn hóa và phát triển với quy mô ngày càng lớn như nhóm doanh
nghiệp T&T, CMC, Việt Á, HIPT, Xuân Kiên, Hòa Phát. Không ít các DNNVV quan tâm đến các hoạt động xã hội từ thiện, tham gia các chương trình
Tuy nhiên, cũng như DNNVV ở các địa phương khác trên cả nước, DNNVVcủa Hà Nội gặp một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Thiếu vốn và khó khăn trong tiếp cận các nguồn tài chính: Trong thời
gian từ 2008-2013, lãi suất cho vay liên tục ở mức cao nên các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Ngay cả khi tiếp cận được rồi thì lãi suất cao và thời gian vay vốn ngắn cũng khiến các doanh nghiệp khó quay vòng
vốn. Hiện nay, chỉ có khoảng 30% các DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ các nguồn khác. Mặc dù Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho DNNVV như bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ tín dùng nhưng trên thực tế chỉ có một số lượng nhỏ các DNNVV thụ hưởng được các chính sách này. Khảo sát năm 2013 cho thây, có tới 94% doanh nghiệp trả lời là không vay được vốn. Tài sản bảo đảm và thủ tục, quy trình vay vốn, giải ngân, thanh toán là những nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đánh giá về tình hình tiếp cận vốn của doanh nghiệp thì có tới 32% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng thủ tục vay vốn rất phiền hà, 54% số doanh nghiệp cho rằng thủ tục này ở mức độ phiền hà và chỉ có 9% còn lại là không đồng ý với quan điểm trên.
- Khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh: vấn đe địa điểm kinh
doanh luôn được các DNNVV Hà Nội quan tâm. Có tới 55% số hộ kinh doanh cá thể vẫn phải sử dụng nhà ở của mình làm địa điểm kinh doanh. Chỉ có 02% số hộ kinh doanh cá thể có địa điểm kinh doanh tại các trung tâm thương mại, siêu thị. Đối với đối tượng doanh nghiệp, tỷ lệ sử dụng nhà làm địa điểm kinh doanh cũng lên tới 33%. Chỉ có 0,8% số doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp. Việc tiếp cận đất với giá cả minh bạch, thủ tục đơn giảm là tương đối khó khăn.
- Chất lượng nguồn nhân lực và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp
ST T Ngành kinh tế 2014 2015 2016 Số DN DNSố Mức tăng (%) DNSố Mức tăng (%) 1 Thương mại, dịch vụ 13 "85 34,92% 123 44,71%
1 Công nghiệp, xây dựng 12 16 26,92% lõ 6,06%
~3 Nông, lâm nghiệp “5 1 40,00% 15 114,29%
~4 Ngành khác H 18 11,48% 16 -2,94% Tổng cộng 181 126 24,86% 174 21,24%
hạn chế'. So với các DNNVV trên cả nước thì nguồn nhân lực của các
DNNVV
trên địa bàn Hà Nội được đánh giá là cao hơn, trong đó tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ trên đại học là 6% (so với tỷ lệ trung bình 1,3% của cả nước). Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực nói chung vẫn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do có quy mô nhỏ nên nguồn vốn đầu tư đào tạo chuyên môn cho người lao động còn hạn chế. Thêm vào đó, bản thân DNNVV khó thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm chất lượng làm việc trong
khu vực DNNVV. Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp cũng là một điều đáng lo ngại. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc tư nhân chưa được đào tạo bài bản về năng lực quản trị kinh doanh và kỹ năng quản lý, đặc biệt là năng lực quản trị kinh doanh quốc tế.
- Trình độ kỹ thật công nghệ lạc hậu: Phần lớn các DNNVV được trang
bị máy móc thiết bị có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau như Trung Quốc, Liên Xô cũ, Đông Âu, Đài Loan, Hàn Quốc... thuộc các thế hệ khác nhau và lạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm. Trình độ công nghệ lạc hậu làm hao phí nguyên liệu, vật liệu gấp 1,5 lần so với thế giới, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp đã hạn chế năng lực cạnh tranh của DNNVV.
- Tính liên kết, hợp tác sản xuất của các DNNVVyếu: có thể nói liên kết
giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn cũng như giữa các DNNVV với nhau ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang ở những bước sơ khai.
- về tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ và
Thành phố: chưa hiệu quả. Tỷ lệ DNNVV tham gia vào các chương trình hỗ
trợ của Chính phủ như Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Quỹ đổi mới khoa học công nghệ... còn rất khiêm tốn (dưới 10%).
2.2.1.2. Khái quát về DNNVV có quan hệ với MB Thăng Long
Trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, chi nhánh Thăng Long đã có được tệp danh sách khách hàng với đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, hình thức kinh doanh và hoạt động. Khách hàng DNNVV tại MB Thăng Long được đánh giá chung là các doanh nghiệp tốt, có năng lực và uy tín trong giao dịch.
Bảng 6: Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với MB Thăng Long phân theo ngành kinh tế
ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các ngành tại chi nhánh (chiếm 44,89% trong tổng số các doanh nghiệp năm 2016), đây là ngành chủ đạo của chi nhánh, mang lại được dư nợ ổn định đối với thương mại
và bảo lãnh từ các ngành dịch vụ. Trong khi đó, ngành công nghiệp xây dựng lại tăng với tốc độ thấp (6,06% so với năm 2015); nguyên nhân là trong năm vừa rồi theo định hướng ngân hàng không thực hiện các dự án đối với các doanh
nghiệp xây dựng theo hình thức BT, BOT và hạn chế các doanh nghiệp xây dựng dân dụng. Nông, lâm nghiệp tăng mạnh do năm vừa rồi, chi nhánh tìm được một số hướng đi liên quan đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nông, lâm nghiệp; có tiềm năng khai thác lớn trong thời gian tới.
Là một ngân hàng thương mại cổ phần, tỷ trọng các ngành kinh tế hiện tại ở chi nhánh là hợp lý, đảm bảo tăng trưởng và phân tán rủi ro ở mức tối đa. Mang lại doanh số và lợi nhuận đảm bảo theo đúng định hướng của Ngân hàng
TMCP Quân đội.